Cách học và làm bài thi tốt môn Địa lý
25/12/2018

Địa lý có nhiều ứng dụng trong thực tế vì vậy các em cũng rất dễ hình dung trong quá trình học tập, đây là yếu tố thuận lợi để các em có thể học và thi tốt môn địa lý. Dưới đây là một số lưu ý để các em có thể ôn và làm bài thi tốt môn Địa lý.

- Khi ôn tập: - Cần bám sát  tài liệu chuẩn kiến thức đã được quy định trong chương trình học, để nắm được các kiến thức cơ bản của chương trình là yếu tố quan trọng nhất. Tránh tình trạng ôn lan man,  không đúng trọng tâm thậm chí sai lệch kiến thức cơ bản.

cách học và làm bài thi tốt môn Địa lý

Ví dụ: Bài 4, bài 5 SGK “Lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ”, nội dung rất dài nhưng tài liệu chuẩn kiến thức thì chỉ cần nắm được ba giai đoạn phát triển của tự nhiên nước ta:

(1) Giai đoạn tiền Cambri : là giai đoạn hình thành nền móng ban đầu của lãnh thổ:

+ Là giai đoạn cổ nhất và kéo dài nhất trong lịch sử phát triển lãnh thổ.

+ chỉ diễn ra trên phạm vi hẹp của lãnh thổ.

+ các điều kiện cổ địa lí còn rất sơ khai, đơn điệu.

(2) Giai đoạn Cổ kiến tạo: Là giai đoạn tạo địa hình cơ bản, có tính chất quyết định đến lịch sử phát triển của tự nhiên nước ta.

+ Diễn ra trong thời gian khá dài ( 477 triệu năm), trải qua hai đại Cổ sinh và Trung sinh.

+ có nhiều biết động mạnh mẽ nhất; lớp vỏ cảnh quan địa lí đã rất phát triển.

(3) Giai đoạn Tân kiến tạo: Là giai đoạn cuối cùng.

+ Diễn ra ngắn nhất – 65 triệu năm trước đây đến ngày nay.

+ Chịu sự tác động của vận động tạo núi Anpơ – Himalaya và những biến đổi khí hậu có quy mô toàn cầu.

+ Tiếp tục hoàn thiện các điều kiện tự nhiên, làm cho đất nước ta có diện mạo và đặc điểm tự nhiên như ngày nay.

- Sơ đồ hóa kiến thức của từng bài, từng chương là việc đầu tiên cần làm, thực tế phần lớn học sinh không làm thao tác này dẫn đến không nắm được trọng tâm, nắm đủ nội dung của từng bài và dễ nhầm lẫn kiến thức. Sau đó, tìm hiểu mối liên hệ về kiến thức của các bài đó và ghi nhớ một cách có hiệu quả nhất (học thuộc đồng thời với ghi ra nháp..).

- Biết tận dụng và khai thác hiệu quả phương tiện học là atlat, vì atlat địa lí là nguồn cung cấp kiến thức, thông tin tổng hợp và có hệ thống giúp học sinh  học tập, rèn luyện các kĩ năng địa lí tại lớp, ở nhà và trả lời phần lớn các câu hỏi kiểm tra về địa lí,  kết hợp với việc đổi thường xuyên với giáo viên  bộ môn, bạn bè, hoặc nhóm học tập để nắm vững và  tái hiện kiến thức bằng hệ thống các bài tập, bài tự kiểm tra sẽ giúp nâng cao hiệu quả của việc ôn tập.

Lưu ý: Khi khai thác Atlát cần:

+Nắm được các phương pháp thể hiện, các kí hiệu  bản đồ sử dụng trong atlat.

+ Đọc atlat phải theo trình tự khoa học và logic, ví dụ: Muốn tìm hiểu những nhân tố ảnh hưởng đến sự phân hoá khí hậu nước ta  thì trước tiên chúng ta cần dựa vào phụ lục để biết nội dung cần tìm hiểu nằm ở các trang nào của atlat. Tiếp theo là đọc chú giải để biết nội dung được thể hiện trên bản đồ và rút ra được các kiến thức có tính tổng quát.

+ Nắm được các nội dung kiến thức trong bài học với các mục cụ thể trong atlat để từ đó rút ra được các thông tin cần thiết, đồng thời giúp khai thác mối liên hệ giữa các đối tượng địa lí cần tìm hiểu...

- Rèn luyện các kĩ năng về biểu đồ ( biểu đồ cột, biểu đồ tròn, biểu đồ kết hợp cột và đường...), thông thường ở các kì thi tốt nghiệp thường ra các dạng biểu đồ trên, đây là  câu kĩ năng thường chiếm 2 điểm, nên việc rèn luyện kĩ năng để đạt được điểm tối đa là yếu tố giúp học sinh đạt điểm cao. Vì vậy, vẽ sao cho khoa học (chính xác), trực quan (rõ ràng, dễ đọc), thẩm mĩ (đẹp), để đạt điểm tối đa là một yếu tố quan trọng.

(1). Xác định dạng biểu đồ cần vẽ: Để xác định  đúng biểu đồ cần vẽ thì cần đọc kĩ đề, sau đó lấy bút gạch dưới chân cụm, từ gợi ý để xác định. Thông thường các cụm từ như:

+  Cơ cấu hoặc nhiều thành phần của một tổng thể thì vẽ biểu đồ tròn (thời gian từ 1 đến 2 năm), vẽ biểu đồ miền (thời gian từ 3 năm trở lên).

+ Thể hiện tốc độ phát triển, tăng trưởng thường là biểu đồ cột hoặc đường (nhiều đối tượng: cà phê, cao su, dừa... thì biểu đồ đường).

+  Khi đề thể hiện hai đối tượng khác nhau: Dân số (triệu người) và sản lượng lúa (triệu tấn), thì thường là biểu đồ kết hợp cột và đường.

+ Nếu đề bài có cụm từ tốc độ phát triển, tốc độ tăng trưởng lại có nhiều đối tượng, nhiều năm, cùng một đơn vị thì hãy  lấy năm đầu là 100 % rồi xử lý số liệu trước khi vẽ.

- Biểu đồ tròn: Đối tượng Địa lí được thể hiện trên bản đồ được tính bằng %. Khi bảng số liệu cho giá trị tuyệt đối thì phải chuyển sang giá trị tương đối sau đó dùng số liệu đã xử lí để vẽ biểu đồ.

- Nếu biểu đồ yêu cầu vẽ qui mô thì phải tính bán kính hình tròn ( R =  ). Hoặc chỉ cần vẽ hình tròn năm sau lớn hơn năm trước.

- Nếu vẽ 2 & 3 hình tròn phải vẽ tâm của các đường tròn nằm trên một đường thẳng theo chiều ngang.

- Khi chia cơ cấu hình tròn thì tia đầu tiên bắt đầu từ tia số 12 theo chiều chuyển động của kim đồng hồ và chia biểu đồ thành 4 phần lớn ( 25%/ phần), mỗi phần lớn lại chia thành 5 phần nhỏ (5%/phần) hoặc dùng thước đo độ (1% = 3.6 o ) để vẽ chính xác.

Chú ý phải ghi tên biểu đồ (bắt đầu bằng chữ: Biểu đồ thể hiện...) và nghi chú giải (nếu trên 2 đối tượng).

(2). Cách vẽ:

- Biểu đồ cột:  Gồm hai trục: Trục tung (thể hiện đ/v các đại lượng), Trục hoành thể hiện thời gian. Chiều rộng của các cột bằng nhau. Khi vẽ biểu đồ này cần chú ý khoảng cách giữa các cột phải có tỉ lệ tương ứng với thời gian. Đỉnh cột ghi các chỉ số tương ứng ; Chân cột ghi thời gian. Nếu vẽ các đại lượng khác nhau thì phải có chú giải phân biệt các đại lượng đó và ghi tên biểu đồ.

- Biểu đồ cột và đường kết hợp: Gồm hai trục tung thể hiện hai đại lượng khác nhau: Dân số (triệu người) và sản lượng lúa (triệu tấn), Khi vẽ biểu đồ này trục tung và trục hoành cũng như biểu đồ cột (trục tung: thể hiện đ/v các đại lượng; trục hoành thể hiện thời gian), khi vẽ biểu đồ kết hợp cột và đường cần chú ý để các điểm mốc của các chỉ số tương ứng của biểu đồ đường nằm giữa cột của biểu đồ cột. Chân cột ghi thời gian, cuối biểu đồ là tên biểu đồ và chú giải...

- Khi làm bài: Nếu ôn tập kĩ nhưng không có phương pháp làm bài sáng tạo, khoa học chắc chắn sẽ không mang lại hiệu quả cao, nên khi làm bài cần:

+ Đọc kĩ đề để tránh lạc đề  là yếu tố hết sức quan trọng: Phần lớn học sinh  chủ quan đọc qua loa nên dễ nhầm lẫn kiến thức hoặc làm bài không đúng, đủ yêu cầu của nội dung yêu cầu.

+ Xác định nội dung của đề nằm trong phần nào của trương trình ( địa lí tự nhiên, dân cư hay điạ lí ngành kinh tế ), từ đó vạch ý  cho phù hợp với đặc điểm riêng của từng phần.Ví du, địa lí ngành kinh tế cần trình bày: Điều kiện phát triển ( thuận lợi, khó khăn ), tình hình phát triển, ý nghĩa mang lại và giải pháp phát triển bền vững là gì...hoặc địa lí vùng kinh tế cần tìm hiểu về vị trí địa lí, ý nghĩa về vị trí, thế mạnh của vùng ( tự nhiên, kinh tế - xã hội), khó khăn và giải pháp...

Câu nào thuộc thì làm trước, tránh làm mất thời gian với những câu không thuộc.

+Trình bày bài phải  khoa học, logic theo từng ý ( chia ra ý lớn, ý nhỏ riêng biệt ), nhằm tránh chồng chéo, lặp và thiếu ý, đồng thời với chữ nghĩa  rõ ràng, đúng chính tả, ngữ pháp hợp lí là yếu tố quan trọng giúp học sinh đạt điểm cao.

(ST)


 
New Announces
Hot News
Top