Dược
30/07/2016

Giới thiệu ngành Dược sĩ:

Nhiều năm nay, câu nói: “Nhất y, nhì dược, tạm được bách khoa” cho thấy rằng nhóm ngành y – dược luôn nằm trong danh sách các ngành được học sinh lựa chọn nhiều nhất. Chính vì vậy, điểm thi đầu vào các ngành này luôn cao ngất ngưỡng và không phải học sinh nào cũng có cơ hội thi đậu vào đại học dù nhiều em có học lực rất khá.

 

sinh viên ngành Dược sĩ 1

            Nghề có thu nhập tốt và ổn định, dễ tìm việc làm

Hiện nay xã hội ngày càng phát triển, đời sống con người ngày một nâng cao, trong đó sức khỏe con người được chú trọng nhiều hơn. Dân số nước ta hiện nay trên 90 triệu người, nhu cầu được chăm sóc sức khỏe trong cộng đồng rất lớn. Tuy nhiên, thực tế ngành y tế nói chung và ngành Dược nói riêng chưa đáp ứng được nhu cầu của xã hội.

Theo số liệu thống kê của Cục Quản lý dược cho thấy, tỷ lệ Dược sĩ của nước ta hiện mới đạt khoảng 1,76/10.000 dân, trong đó số lượng dược sĩ chủ yếu đang làm việc trong các cơ quan quản lý nhà nước, các bệnh viện và các cơ sở sản xuất kinh doanh dược phẩm. Do vậy, nhu cầu nhân lực về ngành Dược hiện nay đang thiếu rất nhiều. Đặc biệt là Dược sĩ trình độ cao đẳng và trung cấp. Vì sao lại có trình trạng này? Thứ nhất, hiện nay các cơ sở đào tạo ngành dược trình độ cao đẳng và trung cấp ở nước ta còn rất ít. Thứ hai, các hoạt động đào tạo chuyên ngành dược chủ yếu ở trình độ đại học và sau đại học nhằm mục tiêu đào tạo các chuyên gia trình độ cao sẽ đảm nhận chủ trì công việc; nghiên cứu viên tại các viện nghiên cứu hoặc cán bộ quản lý tại các doanh nghiệp sản xuất thuốc của nhà nước và tư nhân… Do đó, đã dẫn đến một thực trạng là chỉ có một đội ngũ nhân lực ngành Dược thiếu hẳn một đội ngũ cán bộ kỹ thuật ở trình độ cao đẳng và trung cấp

sinh viên ngành dược sĩ tốt nghiệp

KIẾN THỨC CƠ SỞ NGÀNH:  Hóa đại cương – vô cơ, Hóa hữu cơ, Hóa phân tích, Thực vật dược, Vi sinh – ký sinh trùng, Giải phẫu – Sinh lý, . . .

KIẾN THỨC CHUYÊN NGÀNH: Dược liệu, Bào chế,  Kiểm nghiệm, Dược lý, Hóa Dược-Quản lý dược, Dược lâm sàng, . . .

Thực tế cho thấy, sinh viên ngành Dược đều phải học hành rất cực và đòi hỏi sự nghiêm túc, tập trung cao độ trong quá trình học vì là ngành học liên quan đến sức khỏe và tính mạng con người. Tại trường, sinh viên phải vừa học vừa thực hành với thời lượng thực hành lên đến 70%. Đồng thời, sinh viên cũng cần phải dành thêm nhiều thời gian nghiên cứu, trao dồi và cập nhật kiến thức mới thường xuyên trong suốt quá trình học và kể cả sau khi ra trường đi làm. Do đó, khối ngành Y – Dược đã được nhà trường chú trọng nâng cao chất lượng giảng viên, trang bị cơ sở vật chất, kết nối với doanh nghiệp. Trong đó, ngành Dược là ngành mũi nhọn được nhà trường đẩy mạnh đào tạo chất lượng nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực của xã hội.

Theo đó, chương trình đào tạo Dược sĩ trang bị cho sinh viên các kiến thức căn bản về dược học cơ sở; quản lý chuyên môn dược đối với các hình thức: quầy thuốc, đại lý bán thuốc cho doanh nghiệp, cấp phát thuốc tại các khoa dược bệnh viên, phòng khám... Tổ chức, thực hiện việc lập kế hoạch sản xuất thuốc, quá trình bào chế, sản xuất và đóng gói thuốc. Thực hiện kiểm soát, kiểm tra chất lượng thuốc trong quá trình sản xuất; biết vận hành máy móc, thiết bị đúng kỹ thuật.

 Ngoài ra, sinh viên học ngành Dược tại Trường Cao đẳng Miền Nam còn được trang bị những kỹ năng mềm như: kỹ năng làm việc theo nhóm; kỹ năng đàm phán; kỹ năng tiếng anh và tin học; kỹ năng giao tiếp … để có thể dễ dàng thích ứng, hòa nhập với môi trường công tác cùng môi trường học tập tốt, đảm bảo việc tự học, tự nghiên cứu của sinh viên. Những năm qua, Trường đã ký kết hợp tác với nhiều tổ chức tại Tp.HCM để nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng theo định hướng “học để hành” phù hợp với nhu cầu của nhà sử dụng lao động, giúp sinh viên tiếp cận và được hỗ trợ từ các tổ chức đúng chuyên môn ngành nghề đã học.

 

Liên hệ: Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Miền Nam

Địa chỉ: 416 Đường số 10 (64/2B Cây Trâm), P9, Q.Gò Vấp, Tp.Hồ Chí M inh

ĐT: 08.3989.3967 - 08.3989.3968 Email: cdmiennam@cdmiennam.edu.vn


 
Điểm tin
Top