Học Công nghệ Kỹ thuật kiến trúc cần tố chất gì để thành công?
29/10/2017

     Kiến trúc sư là những chuyên gia được đào tạo và cấp bằng về nghệ thuật và khoa học thiết kế các công trình xây dựng. Họ biến những nhu cầu của con người về nơi ở, sinh hoạt, vui chơi, làm việc v.v... thành hình ảnh và đồ án của các công trình mà sau đó sẽ xây dựng bởi người khác.

1. Công việc chính của kiến trúc sư (cử nhân Kiến trúc)

     Quy trình chung để một công trình được xây dựng gồm các bước: Hoạch định dự án, thiết kế công trình, đấu thầu xây dựng, triển khai thi công, nghiệm thu và bàn giao công trình.  Nhiệm vụ chủ yếu của kiến trúc sư là ở phần việc đầu tiên: làm dự án, thiết kế kiến trúc, quyhoạch và thường là người chủ trì công trình.  Họ hợp tác với các kỹ sư, chuyên gia trong các lĩnh vực khácnhau, chủ yếu về xây dựng, để đưa ra thiết kế hợp lý nhất cho công trình. 
ngành kiến trúc tại Cao đẳng Miền Nam
 

2. Tốt nghiệp ngành Công nghệ KT Kiến trúc điều kiện làm việc và cơ hội nghề nghiệp??

     Kiến trúc sư thường làm việc tại văn phòng tư vấn thiết kế, xưởng thiết kế. Công trường cũng là một địa chỉ gắn bó với kiến trúc sư khi họ phải đi khảo sát thực tế hay điều hành dự án. Kiến trúc sư chủ yếu làm việc tại các văn phòng tư vấn, trong và các xưởng thiết kế khá tiện nghi. Đôi khi họ phải đi thực tế, giám sát thi công. Công việc này vất vả nhưng lại rất thú vị. Làm việc trong nghề này nghĩa là bạn chấp nhận áp lực công việc lớn, có thể nhiều đêm phải thức trắng để hoàn thành thiết kế kịp thời gian. Cũng như nghề thiết kế, nhiều kiến trúc sư làm việc độc lập hoặc cùng một số đồng nghiệp lập ra xưởng, công ty kiến trúc của mình. 
 

3. Những phẩm chất và kỹ năng cần có để thành công khi học Công nghệ Kỹ thuật Kiến trúc

     Kiến trúc sư cần có tư chất của một nghệ sĩ, một nhà khoa học - kỹ thuật, một người làm công tác văn hóa - xã hội. Người ta nói nghề kiến trúc là nghề kết hợp khoa học, kỹ thuật và nghệ thuật là như vậy.
 
- Năng lực tư duy thẩm mỹ trong không gian, nhận thức và tạo dựng cái đẹp.
 
- Khao khát sáng tạo, đam mê hình khối, háo hức tạo dựng công trình.
 
- Kiên trì, sáng tạo, ham học hỏi.
 
- Có bản lĩnh, kiên định
 
- Đặc điểm về giới cũng đáng lưu ý. Những đòi hỏi về khả năng làm việc cường độ cao, áp lực công việc nặng khiến tỷ lệ nữ làm việc trong ngành này không cao. 

4. Một số địa chỉ đào tạo ngành Kiến trúc

     Bạn có thể học ngành này tại: Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội, Trường Đại học Kiến trúc Tp. Hồ ChíMinh, Trường Đại học Xây dựng, Trường Đại học Dân lập Đông Đô, Trường Đại học Dân lập Phương Đông, Trường Cao đẳng Miền Nam (Tp.Hồ Chí Minh) v.v...

Thông tin do Tủ sách hướng nghiệp - Nhất nghệ tinh

(NXB Kim Đồng) cung cấp
Tổng hợp và chia sẻ: Kênh Hướng Nghiệp

 


 
Điểm tin
Top