Cách học bài nhanh thuộc bằng những mẹo đơn giản hiệu quả
08/05/2020

Làm sao để học bài nhanh thuộc, nhớ lâu

Những bí quyết đơn giản bất ngờ giúp bạn cải thiện phương pháp, kỹ năng học tập nhằm chuẩn bị tốt hơn cho các kỳ thi.

Những phương pháp mang tính tâm lý giáo dục có thể xem là công cụ hay hướng dẫn để bạn tự cải thiện điểm số, giúp làm bài tập về nhà, đánh bại tật mất tập trung và chấm dứt tình trạng chán học.

1. Chia nhỏ thời gian học, học nhiều lần

Tập trung trong khoảng thời gian ngắn nhưng lặp lại nhiều lần được chứng minh sẽ hiệu quả hơn so với học trong suốt thời gian dài. Vì vậy, ngay cả khi bạn chỉ có 10 phút, hãy học. Sau đó nghỉ ngơi một lát và tiếp tục học thêm 10 phút. Cách “phân phối việc học” này có hiệu quả cao bởi vì nó chiều theo cách làm việc của bộ não. Não bạn cần thời gian để phục hồi và “sạc pin” để “tổng hợp protein”. Khoảng thời gian nghỉ ngơi cũng chính là lúc não bạn dung nạp tốt những nỗ lực của bạn. Đây là một công cụ mạnh mẽ mà nhiều giáo viên không ghi nhận. Ngồi xuống và học hàng giờ liền không chỉ tạo cảm giác chán nản mà còn gây mệt mỏi, căng thẳng và mất tập trung. Bạn không thể tiếp thu nếu như bạn mệt, căng thẳng và bị mât tập trung.

2. Cho phép những lúc “dẹp bài vở qua một bên”

Điều này tuân theo nguyên lý tự nhiên như điều 1, nhưng trong một chu kỳ thời gian lâu hơn. Mục đích của việc nghỉ ngơi này nhằm làm mới chính bạn. Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy ray rứt không yên cứ nghĩ đến bài vở chưa đâu vào đâu thì bạn chỉ cảm thấy căng thẳng hơn mà thôi và làm hỏng ngày nghỉ ngơi quý giá của bạn. Não của bạn sẽ không thể tiếp thu những kiến thức mới nếu như bạn cứ cho nó bị căng thẳng. Vì vậy, vào những ngày nghỉ học, hãy thật sự tận hưởng chính mình và đừng cảm thấy tệ vì mình chưa đụng đến bài vở.

cách học bài nhanh thuộc 

Cho phép bản thân nghỉ ngơi nếu cảm thấy quá mệt

3. Tôn trọng trạng thái cảm xúc của bạn

Đừng học khi bạn cảm thấy mệt, giận, mất tập trung hay đang gấp gáp. Khi não bạn được thư giãn, nó sẽ giống như miếng bọt xốp và đương nhiên sẽ tiếp thu thông tin tốt mà không cần gắng sức. Nếu bạn cảm thấy căng thẳng, não bạn theo nghĩa đen cũng sẽ khước từ kiến thức. Bạn chỉ phí thời gian nếu buộc mình ngồi xuống học trong khi tâm trí của bạn đang tập trung ở những chuyện khác.

4. Ôn lại bài trong ngày

Khi bạn học kiến thức gì mới, cố gắng ôn lại hết trong cùng ngày. Nếu bạn chờ đợi một vài ngày sau đó mới bắt đầu ôn lại thì sẽ như mới, phải học lại từ đầu. Tuy nhiên, việc ôn lại nhanh chóng trong ngày sẽ củng cố các thông tin vào bộ não của bạn để các tiết sau đó, não bạn sẽ dễ nhận ra “người quen” và giúp bạn tiếp tục hấp thụ kiến thức dễ dàng hơn.

5. Quan sát quy trình nhận thức tự nhiên

Hãy nghĩ về các hoạt động mà bạn đã làm khi ở nhà trẻ. Sử dụng cả cánh tay, bạn có thể hành động theo lời cô giáo: “Đưa tay phải vào trong, đưa tay phải ra ngoài”. Đến thời mẫu giáo, bằng bàn tay, bạn lại được học cách vẽ đường thẳng hay vòng tròn bằng phấn màu. Sau đó, vào lớp một, bạn được học cầm bút chì bằng ngón tay để viết những nét thẳng, nét móc với kích thước nhỏ hơn để tạo thành chữ. Tin hay không , quá trình nhận thức tự nhiên, chuyển từ lớn sang nhỏ, thô đến tinh tế, vẫn có hiệu quả mặc dù chúng ta lớn hơn. Khi học, nếu ban đầu bạn cố gắng nắm bắt bức tranh tổng thể và sau đó điền vào các chi tiết, bạn thường có nhiều cơ hội thành công hơn.

6. Sử Dụng phương pháp phóng đại

Tại sao người đánh bóng chày khởi động bằng cách vung 2 hoặc 3 gậy ? Tại sao vận động viên điền kinh thỉnh thoảng đeo tạ chì vào chân? Trong cả 2 trường hợp, phóng đại trong quá trình tập luyện sẽ giúp cho kết quả cuối cùng có vẻ dễ dàng. Điều này có thể được áp dụng vào việc học. Ví dụ, nếu bạn đang học phát âm tiếng Anh, hãy phóng đại các âm để dễ nhớ hơn. Ví dụ từ “Naive” có thể phát âm là “NAY-IVY.” Bằng cách làm quen với cách phát âm phóng đại, khả năng đúng chính tả là điều hiển nhiên.
 

Phương pháp để học thuộc bài nhanh

Tinh thần thỏai mái

Cái quan trọng nhất khi bắt tay vào học bài là tinh thần của bạn được thoải mái tuyệt đối, không lo âu và phiền muộn về bất cứ một vấn đề gì. Khi đó bạn sẽ dành toàn bộ tâm trí cho việc học và hiệu quả sẽ được nhân lên rất nhiều đấy! Còn nếu như khi học mà bạn cứ mãi lo nghĩ về một vấn đề gì đó thì sẽ không thể nào thuộc bài nổi đâu, mà nếu như có thuộc thì cũng "ba chữ bên Tây, ba chữ bên Tàu" mà thôi!

Khi học bài bạn cũng không nên xem TV hoặc nghe nhạc nhé! Nếu không các bạn sẽ bị "tẩu hỏa nhập ma" và việc học cứ kéo dài lê thê mà chẳng vô được chữ nào.

Một chút gì đó tẩm bổ cho cơ thể trước khi bắt tay vào học bài cũng là cách nâng cao khả năng tiếp thu đấy bạn ạ! Thử dành cho mình một ly sữa hay một ly nước mát xem sao! Hiệu quả lắm đấy!

Khi đã đặt mục tiêu thì các bạn phải nhất quyết làm cho được và khi đó bài vở cứ việc đi sâu vào trí nhớ của bạn một cách dễ dàng, yên tâm được chút rồi nhé!

Những điều cần nhớ

Đầu tiên là phải nhớ thật kỹ cái tựa bài cần học vì tựa bài là bao hàm cả một bài học, bạn cần nắm bắt tựa bài thì mới khái quát được bài mà mình cần học. Tiếp đến là những con số La Mã hoặc ý chính được gạch đầu dòng thể hiện ý chính của bài học. Khi nắm được khung sườn của bài thì bạn sẽ an tâm và dễ dàng đi vào bài học hơn.

Điều quan trọng là học phần nào phải dứt điểm phần đó! Tránh tình trạng chưa học hết phần này đã tham lam nhảy qua phần kia. Khi đó bạn sẽ không chắc chắn được phần đầu mà phần sau cũng không đi vào đâu! Khi đã học thuộc bài học cần ôn lại hai ba lần để củng cố, tránh việc mới học xong một lần đã quẳng vở vào xó rồi đi ngủ hay đi xem phim thì ngày mai sẽ quên tất tần tật hết!

Gạch dưới những ý chính cần thiết nhất để học cũng là một cách giúp bạn nắm ý nhanh hơn, cách này dùng cho các bạn thi trắc nghiệm và các bạn học Sử vì có các cột mốc ngày tháng chi chít khó nhớ!

Điều nên tránh

Điều tuyệt đối nên tránh khi học bài là đang học môn này thì nhảy qua môn khác học liền vì như thế sẽ chẳng ăn thua vào đâu cả. Môn nào thì học dứt điểm môn đó! Nếu như bạn quá ôm đồm thì hậu quả là bạn sẽ chẳng thuộc được gì mà nhiều khi còn lấy "râu ông nọ cắm cằm bà kia" thì nguy!

Không nên vừa ăn nhóp nhép vừa học vì việc này vừa mất lịch sự vừa làm mất tập trung! Gia đình bạn nào có có ông bà lớn tuổi  thì càng nên tránh việc này kẻo không bị rầy thì chẳng còn tâm trí đâu mà học nữa!

Không nên học bài khi bạn đang có cuộc hẹn vì khi đó bạn chắc chắn sẽ lo ra và chỉ học qua quít cho xong, kết quả chẳng khả quan là mấy!

Thật ra không khó để học thuộc bài, đúng không nào! Hãy tận dụng những bí quyết của MTO cộng thêm những cách học sáng tạo của riêng bạn để chinh phục những môn học bài "khó nuốt" bạn nhé! Chúc bạn thi thật tốt và "rinh" thật nhiều điểm 10!

 Mẹo" học thuộc bài cho HS cuối cấp

Đối với học sinh cuối cấp, việc học thuộc lòng thật khó khăn hơn vì họ gặp nhiều áp lực, lại hạn chế về mặt thời gian. Các môn học thuộc lòng luôn là trở ngại với phần lớn các bạn có độ tập trung thấp.

Đối với học sinh cuối cấp, việc học thuộc lòng càng khó khăn hơn vì họ gặp nhiều áp lực, lại hạn chế về mặt thời gian. Vậy có cách nào mau chóng thuộc bài mà không khiến ta nhàm chán?

Bạn hãy cùng tham khảo một số phương pháp đơn giản sau đây nhé!

Không gian và thời gian hợp lý

Việc thuộc bài nhanh hay chậm còn phụ thuộc rất nhiều vào địa điểm bạn chọn để học và thời điểm bắt đầu học.

Không gian: Tốt nhất nên chọn một nơi rộng, thoáng, tĩnh lặng, nhưng đừng quá im lặng vì có thể tạo sự căng thẳng và dễ gây buồn ngủ. Có thể là công viên, vườn cây, phòng riêng… Nơi học gọn gàng và trong lành cũng sẽ giúp bạn mau thuộc bài hơn. Có thể học thuộc trong khi đứng, ngồi, nằm, đi qua đi lại…, miễn là cách đó khiến bạn cảm thấy dễ chịu, nhưng tránh đổi tư thế liên tục (ví dụ đang ngồi thì lại nằm), việc này gây cảm giác mất tập trung và mệt mỏi, dễ mất hứng khi học và bị gián đoạn suy nghĩ.

Thời gian: Nhiều bạn cho rằng buổi sáng là thời điểm thích hợp nhất để học nên thường để “nước tới chân mới nhảy”, tức là nếu sáng mai có bài kiểm tra thì tối hôm nay ngủ sớm để sáng dậy sớm học bài… Đúng là đầu óc sẽ rất minh mẫn vào sáng sớm, thuộc bài rất dễ nhưng quên cũng rất mau. Có thể bạn thuộc ngay nhưng đến trưa hoặc chiều sẽ rất khó khăn khi nhớ lại. Còn học buổi tối mất thời gian hơn một chút nhưng sáng dậy bạn sẽ nhớ rất kĩ và thời gian nhớ kéo dài. Thời điểm thích hợp nhất để học là buổi tối (7h - 12h). Nên lưu ý chọn thời gian thoải mái (bạn không bị kẹt công việc hoặc lịch học khác), như thế mới dễ tập trung học hơn.

Không nên quan trọng độ dài nội dung

Nhiều bạn thường nhìn vào số lượng trang phải học, rồi lắc đầu ngán ngẩm: “Nhiều như thế thì làm sao mình có thể học hết được cơ chứ!”, thế rồi nản… Hoặc chỉ học được một vài trang rồi buông…

Đừng nhìn vào số trang mình phải học, hãy nhìn vào số trang mình đã học được. Hãy bắt đầu học với một tâm trạng thoải mái nhất có thể, và tự nhủ: “Mình sẽ thuộc ngay thôi ấy mà!”. Tâm lý có ảnh hưởng rất nhiều đấy nhé, do vậy, nếu bạn nghĩ rằng bạn sẽ học thuộc, thì thời gian sẽ rút ngắn hơn và bạn sẽ tập trung hơn.

Ngoài ra, phải biết cách lược bỏ những nội dung không cần thiết, chỉ nắm các ý chính theo các kiểu câu đơn giản, bỏ đi những từ không ảnh hưởng đến nội dung bài học, tô đậm các ý quan trọng. Và học theo kiểu liệt kê thành từng ý chính, tránh học theo kiểu cả đoạn văn, dễ gây nản và khó nuốt.

Hiểu, liên tưởng, kết hợp các giác quan

Nên nắm vững 5 quy tắc này. Chỉ cần nắm vững, bạn sẽ học thuộc bài một cách dễ dàng.

* Bạn chỉ có thể học thuộc khi bạn hiểu. Nếu không hiểu, bạn học thuộc đấy, nhưng rồi cũng quên ngay.

* Khi học phải biết liên tưởng và hình dung trong đầu.

* Suy nghĩ đến thứ khác thì chẳng bao giờ bạn thuộc bài được.

* Trước khi học phải có động lực (điểm cao, được giải trí sau khi học…)

* Sẽ rất tốt nếu bạn kết hợp nghe, đọc, ghi chép… Hiệu quả sẽ tăng lên gấp 3 lần.

Cách học thuộc sẽ theo trình tự sau:

* Bố trí không gian và thời gian thích hợp, đảm bảo rằng tư tưởng của bạn không vướng bận hoặc có cảm xúc mạnh. Bạn phải ở trong tâm trạng bình thường và đầu óc không suy nghĩ, không mệt mỏi.

* Đọc đi đọc lại 3 lần nội dung cần học, liên tưởng và bắt đầu thâu tóm nội dung quan trọng để nhớ. Việc này không mất quá nhiều thời gian.

* Bắt đầu học sơ sơ. Việc học lướt sẽ tạo cho bạn cảm giác rằng bạn đã nắm vững một số nội dung, nên sẽ kích thích bạn tập trung hơn, hăng hái hơn.

* Liên tưởng, lược bỏ, liệt kê… Bạn bắt đầu học kĩ và kết hợp ghi chép nếu muốn. Hãy diễn đạt theo cách của bạn, không nên thuộc từng chữ một trong sách.

* Nếu cảm thấy đau đầu hoặc “nhét” chữ không vào nữa thì bạn có thể dành thời gian để…đọc lại nội dung bài học. Việc đọc như thế cũng rất ích lợi.

* Nên dò lại 3 lần sau khi đã học xong.

Cách học từ mới với hiệu suất là 99,9 % đây

C1: +Trước khi học thuộc lòng bạn phải thư giãn tức là nằm nghỉ, hít thở sâu... Đồng thời phải học thuộc trong một không gian tĩnh lặng. quy tắc khi học thuộc lòng đó chính là đừng để tâm hồn treo lên cành cây, hãy để đầu óc tập trung vào từ mới.
+ khi học, thì yếu tố quan trọng nhất để thành công là viết, viết và viết. Đừng thấy đó là công việc thừa, vì chính tớ đã không tin viết sẽ giúp mình học thuộc lòng nhanh hơn, nhưng sau một thời gian, từ vựng ngấm vào mình lúc nào ko biết. 
Vậy thì phải viết ntn? nếu phải học thuộc một lượng từ quá lớn trong thời gian ngắn thì tớ có phương pháp sau:
Dùng bút từ 2 đến 3 loại mực khác nhau khi viết. viết hết từ này bằng màu xanh, lại viết từ kia màu đỏ v..v. Song chớ nên lạm dụng quá nhiều loại mực ko thì càng khó thuộc.
viết cách dòng, đặc biệt với bạn có chữ ko được nice cho lắm, điều này sẽ khiến ta dễ nhìn hơn.
+ Sau khi học xong cần lưu ý 1 điều (rất nhiều bạn mắc phải) đó là không nghe nhạc, xem phim, đọc truyện... vì nó sẽ làm phân tán tư tưởng. 
Tiếp: Tăng cường ăn bí ngô, táo và chuối để tăng cường trí nhớ
trong quá trình học thuộc lòng, chớ nên đặt áp lực lên mình, vì hậu quả là đến lúc kiểm tra thì đầu bạn sẽ empty!!

C2: Hãy kiếm một quyển vở dày, ghi lại những từ đã học. Gập đôi trang giấy lại, một bên ghi từ tiếng Anh, bên kia ghi nghĩa tiếng Việt, rồi khi học thuộc tiếng Anh, ta gập nửa kia lại để cố nhớ nghĩa tiếng việt. Nếu không nhớ được thì mới giở ra xem, môĩ lần giở ra xem thì tích một dấu sao vào từ đó. Dần dần từ nào càng lắm sao thì chứng tỏ từ đó khó thuộc và ta phải tập trung vào đó hơn ( đây là kinh nghiệm của bố tớ và nó khá hiệu quả đấy)

C3: khi học từ ta nên đặt một vài câu hóm hỉnh chứa từ đó:
VD: A timorous baby can fly from Vietnam to USA to be a president.
Timorous: nhút nhát ; President: Tổng thống

C4: cách này tớ chỉ mới nghe nói đến thôi:
Viết từ mới ra giấy, sau đó đọc một vài lần, khi đi ngủ thì đặt tờ giấy đó xuống gối, sáng hôm sau từ sẽ “ bay” vào đầu. ( cách này theo tớ không được khả thi cho lắm và cũng bất tiện khi học từ mới vào buổi sáng vì ta không thể ngủ giữa chừng được), song cũng đáng để ta thử nghiệm

Nói tóm lại: điều quan trọng nhất khi HTL chính là viết, và viết như nào thì bạn tham khảo ở trên.

Có thể bạn chưa hoặc sắp biết
Giả dụ: mỗi ngày ta học thuộc 10 từ.
Một tuần ta sẽ học thuộc được: 10. 7 = 70 từ
Một tháng ta sẽ học thuộc được: 70. 4= 280 từ
Một năm ta sẽ học thuộc được: 280. 12 = 3360 từ
Trừ đi khoảng 60 từ vì quên còn 3300 từ
Vậy từ một người không có tí từ vựng nào trong đầu thì chỉ sau 1 năm người đó sẽ thuộc được gần như một quyển từ điển!!

Làm sao để học bài nhanh?

Đây là khoảng thời gian khá căng thẳng đối với các sĩ tử trước mùa thi, vì vậy trước hết bạn nên bổ sung vitamin, chất dinh dưỡng cần thiết, có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý thì việc tiếp thu kiến thức mới dễ dàng được. Bạn có thể áp dụng một số phương pháp sau:

1. Trước hết phải hiểu!

Phải nắm được bản chất vấn đề, hiểu vấn đề nói gì, chỗ nào chưa hiểu thì phải ngẫm nghĩ bạn nhé.

2. Tóm tắt các ý chính

Nhớ được thứ tự từng bài trong SGK, điều đó sẽ rất tiện cho việc hệ thống nội dung học và nắm được toàn bộ chương trình. Nó giống như một dàn ý lớn ấy!

Hiểu rồi thì hãy gạch đầu dòng các ý chính. Bài trong sách thường chia thành nhiều đoạn, mỗi đoạn chắc chắn sẽ được trình bày theo những chủ đề khác nhau. Chúng mình hãy tìm ra chủ đề chính của từng đoạn nhé! Chỉ cần vài ba từ thật ngắn gọn thôi là ổn lắm rồi!

Đừng ham học cả một chương, bài dài loằng ngoằng, càng học càng rối! Có khi chỉ cần nhớ từ khóa (key word) của cả đoạn là chúng mình đã thuộc được hơn nửa bài rồi đấy! Không tin ư? Chúng mình làm thử luôn nhé!

3. Nhớ có giấy và bút!

4. Nhẩm bài!

5. Học cùng người khác

Thời gian nào giúp bạn tiếp thu bài nhanh nhất

Không phải thời gian nào bạn cũng có tốc độ tiếp thu bài như nhau. Ðêm khác với ngày, sáng khác với chiều và xế khác với trưa v.v...

Mách các sĩ tử cách học bài thuộc nhanh nhất

Vậy muốn xác định thời gian tiếp thu bài nhanh nhất là thời gian nào, bạn hãy áp dụng những phương pháp sau đây:

1. Nhẩm lại bài trước khi lên giường ngủ:

Trong ngày học các môn và đêm trước khi rời bàn học để lên giường ngủ, bạn nên xem lại bài cho ngày mai. Bạn nhớ ghi các môn bài mà bạn biết sáng ngày mai lên lớp bạn sẽ trả. Bạn lên giừơng trước giờ qui định ngủ ít nhất là một tiếng. Ví dụ bạn ngủ lúc 10 giờ thì lên giường 9 giờ. Phòng ngủ chỉ nên để ánh sáng lờ mờ, giúp tiềm thức bạn không bị động.

- Bạn bắt đầu hệ thống lại bài, từng môn, từng phần, thật chắc chắn nếu có chỗ nào quên sót bạn cần có đèn bấm lôi ngay mẫu giấy đã ghi ra xem lại cho chính xác.

Rồi bạn tiếp tục ôn lại môn khác. Bạn cũng làm lại như trên, trong tư thế nằm trong bóng đêm. Lần lượt như vậy cho đến hết các môn bài, cho đến lúc bạn thiếp đi. Trong giấc ngủ bạn sẽ không quên các điều đã học nó khắc sâu vào tâm não bạn và khó mà xóa nổi. Hình thức này giúp trí óc bạn làm việc linh hoạt, như con bò nhai lại cỏ sau những giờ phút nghỉ ngơi. Bạn cũng vậy nếu muốn bộ óc tinh nhuệ học bài mau thuộc thì hãy biết nhớ lại bài trước khi đi vào giấc ngủ đêm.


2. Thời gian giúp bạn tiếp thu bài nhanh nhất:


Qua kinh nghiệm thì thời gian đó là lúc sáng sớm khoảng 4-5 giờ trở đi. Vào giờ đó, bầu không khí còn tĩnh lặng, tâm hồn thanh thản sẽ giúp bạn dễ tập trung hơn.

Bước đầu rất có thể bạn khó thức dậy vào thời gian này. Nhưng việc gì cũng vậy, bạn chịu khó tập, chỉ mấy hôm liền sau đó bạn quen ngay. Khi thức dậy, việc đầu tiên làm vệ sinh cá nhân xong bạn nên tập vài động tác thể dục. Phần này nam cũng như nữ cũng cần phải thực hiện. Bạn tập thể dụng là để bảo vệ và duy trì sức khỏe. Có sức khỏe bạn mới có thể học tập tốt được.

- Sau đó bạn nghe trong người khỏe khoắn hết cơn buồn ngủ, bấy giờ là lúc bạn ngồi vào bàn học. Như hồi trước khi !ên giường ngủ, bạn đã ôn lại bài ngay trên giường. Vậy bây giờ chắc chắn óc bạn đang còn nhớ các môn bài đó, bài mà bạn phải trả khi lên lớp vào sáng nay.

Ví dụ: Bài sáng nay có các môn như: Sinh - Sử Toán. Bạn có tất cả là 3 môn, mà ba môn học này bạn đã học suốt chiều hôm qua theo thời gian nhất định mà bạn đã vạch ra là:

1g - 2g : bạn học môn Sử.

2g - 4g : bạn học và làm Toán. 


Sau đó là bạn nghỉ giải lao 30 phút.

4g30 - 6g: bạn học môn Sinh. 

Ngoài ra, bạn còn có một khoảng thời gian học về đêm từ 7g - 9g. Hai giờ này giúp bạn củng cố lại các phần bài bạn chưa thuộc kỹ, chưa nắm bắt. Thời gian này bạn hệ thống bài một cách chắc chắn hơn. Và trước khi lên giường ngủ, bạn còn có một giờ nữa để nhẩm lại bài. Bây giờ trước mặt bạn, các môn bài được học thuộc làu và bài tập toán của hôm nay cũng đã giải quyết xong. Tuy nhiên, bạn cũng nên ngồi lại trước chồng vở, nhưng đừng mở sách, bạn tự lần lượt ôn lại từng môn xem bạn đã nắm chắc kiến thức cơ bản một cách nằm lòng chưa? Phần nào quên - bạn mở sách - và phải giải quyết ngay tại chỗ. Môn nào cũng thế vì đây là giờ học quyết định cuối cùng trước khi bạn đến lớp. Sau cùng bạn cũng nên mở bài tập toán ra, rà xét lại lần cuối xem các phần bài tập bạn làm có chính xác chưa. Có chỗ nào thiếu sót không? Lo mà chỉnh đốn ngay nếu có.

Thời gian buổi sáng này của bạn phải nói là thời gian ôn tập thì đúng hơn. Bạn ôn lại lần cuối cho chắc chắn trước giờ lên lớp. Còn một vấn đề nữa là cần dành một ít thời gian để xem trước phần bài mới. Bạn nên xem trước để "làm quen" với nó. Ðể đến lúc thầy cô giảng bài ở lớp bạn sẽ mau chóng nắm bắt. Nói một cách là bạn sẽ tiếp thu mau lẹ hơn. Nhất là bộ môn toán là bạn cần phải chuẩn bị bài mới trước, nếu bạn không muốn gặp tình trạng lúng túng ngỡ ngàng, khi thầy cô đặt vấn đề bài mới với bạn.

Nói tóm lại: Thời gian mà bạn tiếp thu bài mau thuộc nhất là thời gian từ 4g - 6g buổi sáng. Bạn nên tận dụng giờ học này và nên thập thói quen tốt đó trong suốt đời học sinh của bạn. Chắc chắn bạn sẽ không lùi bước trong việc học.

Có thắc mắc rằng vậy thì giờ nghỉ quá ít ỏi liệu có đủ sức khỏe để học tập không? Ban ngày bạn dành thời gian nghỉ trưa một giờ, và 6 giờ của đêm để ngủ. Bạn ngủ với giấc ngủ thật sâu, không mộng mị là đủ đem lại sức khỏe cho bạn. Không phải ngủ nhiều mới có sức khỏe tốt đâu.

Làm việc ăn uống, ngủ nghỉ điều hoà thì sức khỏe mới bảo đảm vững chắc. Bạn cứ hãy thực hiện đi sẽ thấy không hề giảm sút sức khỏe được. Tuy nhiên ngày chủ nhật bạn nên dành thời gian giải trí nhiều, để tăng cường cho bộ não những mới lạ và tạo điều kiện tốt cho sức khỏe như chơi thể thao, đi tham quan... tùy năng khiếu và sở thích mà bạn tự tìm cho mình những trò chơi và những việc giải trí phù hợp và lành mạnh.
 

(ST)


 
New Announces
Hot News
Top