"Báo cáo thị trường IT và tình hình nhân lực IT Việt Nam” của Applancer được thu thập từ hơn 100.000 dữ liệu việc làm trong năm 2018, đúc kết được nhiều góc nhìn thú vị cho thị trường IT trong năm nay cũng như dự đoán những xu hướng mới cho năm 2019.
Thiếu hụt nhân sự luôn là một bài toán nan giải cho thị trường IT, dù xu hướng lương và phúc lợi đang tăng mạnh cho ngành này nhưng nhiều chuyên gia dự báo năm 2019 Việt Nam vẫn sẽ thiếu hụt từ 70.000 đến 90.000 nhân sự IT.
Theo báo cáo của TopDev, năm ngôn ngữ lập trình được trả lương cao nhất chính là Python, .NET, PHP, JAVA và C++, trong đó, C++ vẫn đứng đầu với mức lương lên đến 27.600.000 triệu đồng/tháng. Những lập trình viên làm việc tại TP.HCM sẽ thường có mức thu nhập cao hơn so với những khu vực khác.
Ngoài ra, khảo sát của TopDev cũng chỉ ra rằng có đến 33.9% lập trình viên hướng tới việc phát triển những công nghệ chuyên sâu, 25% lập trình viên mong muốn hướng tới cấp quản lý. Trong đó, có đến 53% đang hài lòng với công việc của mình, 59.8% đang không có nhu cầu đổi việc. Vì vậy việc tuyển dụng ở các công ty sẽ trở nên khó khăn hơn trong năm 2019, đặc biệt là ở những vị trí cao cấp như Project Manager, dù mức lương có lên đến gần 40 triệu đồng/tháng.
Đặc biệt hơn cả, với xu hướng tăng mạnh của việc ứng dụng trí tuệ doanh nghiệp và ứng dụng AI vào các sản phẩm trong thời gian gần đây tuy nhiên thị trường IT vẫn chưa bắt nhịp kịp và dần trở nên khan hiếm các kỹ sư làm công nghệ này.
Dù mức lương “khủng” lên đến 500 triệu đồng/năm nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn phải đang loay hoay trong việc tìm kiếm các ứng viên phù hợp. Đa phần họ sẽ phải đào tạo từ chính những nhân viên lâu năm đang làm việc tại các dự án có liên quan đến công nghệ này.
Theo 24h
- Đề minh họa thi tốt nghiệp THPT 2025 của Bộ GDĐT
- Đề tham khảo thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia 2022 của Bộ GDĐT
- Lịch thi đấu AFF Cup 2022 Lịch thi đấu của đội tuyển Việt Nam tại AFF Cup 2022
- Các mốc thời gian xét tốt nghiệp và tuyển sinh đại học 2022 thí sinh cần nhớ
- Đáp án môn Toán tốt nghiệp THPT 2022 của Bộ GDĐT