1. Phần Lan
Phần Lan thường xuyên nằm trong nhóm những nước có nền giáo dục tốt nhất thế giới. Học sinh Phần Lan được học chung một lớp bất kể năng lực. Do đó, khoảng cách giữa học sinh giỏi nhất và yếu nhất của Phần Lan thuộc vào loại ít nhất thế giới, theo The Independent.
Học sinh Phần Lan phải làm tương đối ít bài tập về nhà. Học sinh trung học chỉ có duy nhất một bài kiểm tra bắt buộc vào năm 16 tuổi.
2. Thụy Sĩ
Từ trung học cơ sở, các học sinh đã bắt đầu được quyền lựa chọn học tập theo khả năng. Hệ thống giáo dục chấp nhận dạy và học bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau, tùy theo vùng miền. Những ngôn ngữ phổ biến nhất là tiếng Thụy Sĩ, Đức, Pháp và Ý.
2. Bỉ
Trong bảng xếp hạng của WEF, Bỉ đồng hạng 2 với Thụy Sĩ. Bỉ có hệ thống giáo dục trung học khá đa dạng. Có 4 loại trường trung học, gồm: trường phổ thông, trung học chuyên nghiệp, trường dạy nghề và nghệ thuật.
4. Singapore
Singapore có điểm số rất cao trong các kỳ thi khảo sát PISA (Chương trình đánh giá học sinh quốc tế). Tuy nhiên, hệ thống giáo dục Singapore nổi tiếng là tạo nhiều áp lực cho học sinh.
5. Hà Lan
Trong một khảo sát của Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) vào năm 2013, Hà Lan là quốc gia có trẻ em hạnh phúc nhất thế giới. Trường học không cho nhiều bài tập về nhà. Khi lên đại học, sinh viên cũng gặp ít áp lực căng thẳng về học tập.
6. Qatar
Đất nước giàu dầu mỏ này đang đầu tư rất mạnh cho chương trình cải cách giáo dục tầm nhìn 2030. Tại Qatar, chính phủ tài trợ giáo dục miễn phí. Tuy nhiên, nhiều phụ huynh lại thích đưa con đến những trường tư có chất lượng cao hơn.
6. Ireland
Đồng hạng 6 với Qatar là Ireland. Phần lớn trường học ở Ireland do tư nhân quản lý nhưng được nhà nước tài trợ. Tuy nhiên, một số báo cáo mới đây cho thấy nước này đã cắt giảm tài trợ cho giáo dục. Điều đó có thể làm tổn hại hệ thống giáo dục trong tương lai.
8. Estonia
Theo thống kê năm 2015, nước này dành 4% GDP cho phát triển giáo dục. Trong luật giáo dục của Estonia, mục tiêu giáo dục được xác định là hệ thống trường học phải tạo được môi trường thuận lợi cho học sinh phát triển nhân cách, thúc đẩy sự phát triển về kinh tế, chính trị, văn hóa cho dân tộc Estonia.
Đồng thời, các mục tiêu bảo vệ môi trường, thiên nhiên, khuyến khích tinh thần học tập suốt đời cũng được chú trọng.
9. Barbados
Barbados là một đảo quốc ở gần vùng biển Caribe. Chính phủ nước này đầu tư rất mạnh vào giáo dục. Nước này có 98% dân số biết chữ, thuộc vào loại cao nhất thế giới.
9. New Zealand
Đồng hạng 9 với Barbados là New Zealand. Có 3 loại trường trung học ở New Zealand. Trường công chiếm 85% hệ thống giáo dục, bán công là 12% và tư thục là 3%.
9. Nhật Bản
Một quốc gia đồng hạng 9 khác với Barbados và New Zealand là Nhật Bản. Học sinh Nhật Bản sẽ có 6 năm tiểu học, 3 năm trung học cơ sở và 3 năm phổ thông. Sau đó, các em mới quyết định có vào đại học hay không. Đặc biệt, trung học phổ thông ở Nhật là không bắt buộc. Tuy nhiên, 98% học sinh vẫn chọn đi học.
Theo Thanh Niên, tin gốc: http://thanhnien.vn/giao-duc/11-nuoc-nao-co-he-thong-truong-hoc-tot-nhat-the-gioi-767166.html
- Thông tin tuyển sinh 2024 - Trường Cao đẳng Miền Nam
- Tuyển sinh Cao đẳng Liên thông 2024
- Thông tin tuyển sinh 2023 - Trường Cao đẳng Miền Nam
- Thông tin tuyển sinh 2022 - Trường Cao đẳng Miền Nam
- Xét tuyển bổ sung 2021: Nhập học từ 26/10-5/11 - học bổng lên tới 3,0 triệu đồng