Cách ôn thi môn Toán hiệu quả, đạt điểm cao trong kỳ thi tốt nghiệp THPT
19/05/2022

Để đạt được điểm cao trong bộ môn toán, các bạn không chỉ cần nắm chắc các kiến thức cơ bản trong chương trình Toán học THPT, mà bạn cần phải rèn luyện thêm các kỹ năng trong việc giải bài tập toán trắc nghiệm (đây là lợi thế rất lớn giúp bạn giải quyết nhanh chóng các dạng bài tập trung bình và dễ, tiết kiệm rất nhiều thời gian trong quá trình làm bài thi). Các kỹ năng các bạn cần có bao gồm:

Sử dụng máy tính để tiết kiệm thời gian

Hiện nay, để tiết kiệm thời gian cho học sinh làm bài thi trắc nghiệm, các hãng máy tính đều được nâng cấp cùng các chức năng có thể giúp tính toán nhanh. Ví dụ như: hàm số, logarit, nguyên hàm, phương trình, số phức…

Tuy rằng không phải tất cả các câu trong đề thi đều có thể giải được bằng máy tính nhưng để tối ưu hóa thời gian làm bài, hãy tận dụng tối đa các tính năng của nó nhé và dành thời gian còn lại để dành làm các câu khó hơn.

Thời gian cho bài thi THPT Quốc gia môn toán là 90 phút với 50 câu. Trung bình một câu giải trong vòng tối đa bao nhiêu 1.8 phút. Thời gian này đối với các bài ở mức vận dụng và vận dụng cao là không đủ, vì vậy hãy luyện cho mình khả năng bấm máy siêu đỉnh để giải quyết nhanh những câu dễ và dành thời gian cho các câu khó.

Làm bài thi theo thứ tự từ dễ đến khó

Trong đề thi THPT Quốc gia môn toán, thứ tự các câu được sắp xếp từ dễ đến khó. Dựa vào mục tiêu về điểm số mà mình mong muốn, hãy cố gắng làm đúng số câu để đạt được điểm đó.

Ví dụ: mục tiêu của bạn là đạt điểm khá tức là trong khoảng 8-9 điểm, bạn cần phải làm đúng chính xác từ 40-45 câu. Thông thường, 35 câu đầu sẽ là những câu dễ để lấy điểm nhất. Chính vì thế, cần làm nhanh và đảm bảo được độ chính xác.

Các câu sau sẽ ở mức độ khó hơn, cần nhiều thời gian hơn. Do đó, những học sinh mong đạt được 9 – 10 điểm sẽ phải nắm được kiến thức chắc hơn, tiết kiệm thời gian ở những câu dễ nhưng vẫn phải chắc chắn đúng.

Nắm chắc cấu trúc đề thi toán tốt nghiệp THPT và phân bổ thời gian làm bài hợp lý

Theo cấu trúc của hầu hết các đề thi đại học môn toán: 60% là kiến thức cơ bản, học sinh có thể làm được dễ dàng. Vì thế, các bạn CẦN hệ thống lại toàn bộ kiến thức đã học trong sách giáo khoa đặc biệt là học tốt toán 12 trước khi tham gia kỳ thi nhé! Hầu hết đề thi môn toán tốt nghiệp THPT thường sẽ có cấu trúc tương đối giống nhau.

Các bạn có thể tham khảo: bộ đề thi thử toán tốt nghiệp THPT

Chính vì vậy, tùy vào khả năng của từng bạn mà chúng ta phân chia thời gian cho hợp lý. Ví dụ:

  1. Từ câu 1-30 (cấp độ dễ, vận dụng thấp): Hoàn thành trước 30 phút và hạn chế sai sót thấp nhất.
  2. Từ câu 31-40 (cấp độ dễ, sử dụng nhiều công thức): Thời gian làm 20 phút
  3. Từ câu 41-45 (cấp độ trung bình, câu khó nhưng vẫn có khả năng làm được): Thời gian làm 20 phút.
  4. Từ câu 46-50 (cấp độ khó – cực khó, vận dụng cao): Thời gian làm 15-20 phút – đối với các bạn học lực trung bình khá thì không nên tập trung quá nhiều thời gian vào phần này (có thể bỏ qua nếu không có thời gian) 

Tự tạo đề cương ôn tập môn toán

Đây chắc chắn là phần mà các thầy cô rất mong các bạn có thể tự làm cho bản thân. Việc tạ đề cương ôn thi Toán tốt nghiệp THPT sẽ giúp bạn hoàn toàn làm chủ kiến thức và nhớ rất nhanh và lâu. Ngoài ra các bạn có thể làm sơ đồ tư duy môn toán thay vì dạng đề cương truyền thống thông thường, điều này sẽ giúp việc học và thống kê lý thuyết trở nên thú vị hơn và theo phong cách của riêng mình từ đó chắc chắn các bạn sẽ có ôn thi hiệu quả nhất cho mình

** Lộ trình ôn thi đại học môn toán

Giai đoạn 1: Tổng ôn toàn bộ kiến thức Toán THPT

Mục tiêu giai đoạn: Dễ dàng giải quyết các dạng bài tập trung bình và dễ. Biết được phương pháp và định hướng giải các bài tập đơn giản trong hệ thống đề thi tốt nghiệp THPT.
Trong giai đoạn này, các bạn học sinh cần hệ thống hóa kiến thức đã học và đạt được trong thời gian học trên lớp cũng như kiến thức mà mình tìm hiểu được. Bên cạnh đó, các bạn cũng nên dành ra khoảng 1/3 thời gian cho việc tóm tắt và hệ thống các kiến thức của Toán học 11. Điều này là rất quan trọng vì khác với kỳ thi đại học môn toán trước đây chỉ tập trung vào chương trình 12, kỳ thi tốt nghiệp THPT hiện nay còn có những câu hỏi trong chương trình lớp 11.

Những việc bạn cần làm trong giai đoạn này bao gồm có

  • Hệ thống lại kiến thức, lý thuyết cơ bản
  • Củng cố những kiến thức còn bị hổng
  • Lên danh sách các tài liệu phục vụ cho việc ôn thi tốt nghiệp THPT môn toán
  • Thiết kế thời gian biểu hợp lý để ôn thi
  • Vận dụng thời gian biểu để xem có phù hợp với bản thận hay không
  • Ứng dụng kiến thức đã ôn cho các bài tập trung bình và dễ

Giai đoạn 2: Ôn toàn diện và chuyên sâu

Mục tiêu giai đoạn: Giải quyết được 50 đến 60% đề thi môn toán tốt nghiệp THPT

Để làm được điều này, lời khuyên của mình dành cho các bạn là hãy chia nhỏ giai đoạn để học và ôn tập. Cụ thể như sau:

Trước tiên, các bạn hãy dành ra từ 2 đến 3 tuần trong việc ôn tập lại các kiến thức mà mình đã tổng ôn ở giai đoạn 1. Từ đó, tìm xem phần nào mình đang còn thiếu hay còn hổng (ở phần Hình học hay Số học) để tập trung ôn luyện lại để nắm thật chắc các kiến thức cơ bản.

Sau đó, các bạn hãy tham khảo các đề thi tốt nghiệp THPT các năm hoặc đề thi thử luyện thi để khảo sát cấu trúc đề thi, những phần nào hay thi nhất để làm phần trọng tâm để ôn tập.

Sau khi đặt lại mục tiêu cho bản thân (nâng mục tiêu điểm của giai đoạn 1). Hãy sử dụng ¾ thời gian của bạn để tập trung thật kỹ vào những phần trọng tâm bao gồm: lý thuyết, cách vận dụng, cách làm, phương hướng giải bài để có thể tạo phản xạ cho bản thân nhanh nhất khi làm bài tập hay làm bài thi.

Giai đoạn 3: Luyện đề

Giai đoạn chính là lúc để bạn đánh giá năng lực, kiến thức và các kỹ năng mà bạn đã luyện tập trong thời gian qua xem đã hiệu quả hay chưa. Điều cốt lõi là bạn phải bấm thời gian luyện đề đúng như thi thật để đảm bảo kết quả được chính xác nhất. Hãy cố gắng sưu tầm những bộ đề thi tốt nghiệp THPT các năm hay những bộ đề thi thử môn toán tốt nghiệp THPT theo đúng chuẩn của bộ giáo dục.

Giai đoạn 4: Chuẩn bị

Giai đoạn này bắt đầu trong khoảng 1 tháng trước khi bạn bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT. Sau khi trải qua 3 giai đoạn cho việc ôn luyện kiến thức, thực hành, đánh giá năng lực bản thân thì đây là giai đoạn bạn nên xào lại kiến thức một cách nhẹ nhàng, kết hợp với nghỉ ngơi để đảm bảo tinh thần thoải mái và sự tự tin cần có.

Công việc bạn cần làm lúc này là chuẩn bị thật tốt tâm lý, các vật dụng cần có trong khi thi như bút chì, bút bi và đặc biệt là máy tính (tốt nhất bạn nên chuẩn bị 2 chiếc để đề phòng trong quá trình thi máy tính gặp trục trắc)

Không nên ôn luyện quá nhiều đề thi trong thời gian (nên chỉ làm 1 đề 1 ngày) mà nên tập trung đọc lại các phần kiến thức trong sách giáo khoa. Đừng bỏ qua những phần đọc thêm nhé vì biết đâu trong đề thi sẽ có những câu hỏi này.

Các lưu ý khi làm bài thi đại học môn toán dành cho học sinh mất gốc

– Sau khi nhận được đề, hãy đọc lướt qua một lượt và tính toán thời gian làm bài hợp lý cho từng dạng toán.

– Hãy chú ý tẩy sạch khi sai vì bài thi THPT Quốc gia môn toán bắt buộc phải tô đáp án bằng bút chì.  Nếu không xóa hết, máy sẽ mặc định câu đó mình lựa chọn hai đáp án và không chấm điểm cho mình.

– Sau khi làm xong tất cả các bài mình đã được ôn luyện, đối với các câu không biết cách làm hãy dùng phương pháp loại trừ để khoanh bừa nhé!

– Trước khi đến giờ nộp bài, hãy soát lại bài thi một cách cẩn thận để chắc chắn rằng không có đáp án nào chưa được điền.

– Ngoài ra đối với những bạn đang hổng kiến thức, các bạn có thể đăng ký ôn thi, luyện thi tại các trung tâm để được các thầy cô hướng dẫn và hệ thống kiến thức ôn thi một cách tốt nhất. Tuy nhiên, hiện tại do tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh nên tốt nhất các bạn nên chọn những trung tâm ôn thi tốt nghiệp THPT Quốc gia môn Toán Online để vừa đảm bảo kiến thức cũng như đảm bảo cho việc dãn cách xã hội và bảo vệ sức khỏe cho bản thân.

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho các bạn học sinh phương pháp làm bài thi Tốt nghiệp THPT quốc gia đạt điểm cao.

Nguồn sưu tầm


 
Hotline:

(+84) 28 39893967

Admission Consultant

Admission Consultant

New Announces
Hot News
Top