3 trường hợp “thương hiệu cá nhân” gây ảnh hưởng xấu đến sự nghiệp
14/09/2017

Hãy trả lời thật nhanh, bạn nghĩ rằng “nhân hiệu” sẽ nói gì về bạn? Nếu bạn không thể trả lời câu hỏi này nhanh chóng, bạn không thể kiểm soát thương hiệu cá nhân – hay nhân hiệu, và nó sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sự nghiệp của bạn.

Có thể bạn đang tự nhủ rằng bạn là chính mình và không có thương hiệu cá nhân nào cả. Tuy nhiên điều này là không đúng. Nếu bạn không phát triển nghiêm túc nhân hiệu, có lẽ bạn cũng không thể phát triển sự nghiệp theo cách mà bạn muốn.

Thương hiệu cá nhân là sự tổng hợp của ngoại hình, thái độ sống, sự chuyên nghiệp, cách đối xử với đồng nghiệp và bạn bè, và cuối cùng là cách mà bạn thể hiện mình trên mạng.

Nếu bạn đi làm với bề ngoài lờ đờ, liên tục phàn nàn về chứng nhức đầu, và Facebook của bạn tràn ngập hình ảnh uống rượu bia, nhân hiệu của bạn thể hiện rằng bạn là người thích tiệc tùng.

Thương hiệu cá nhân

Nếu bạn đến công sở với ngoại hình chỉnh chu, tham gia vào các dự án một cách tích cực với đồng nghiệp, thường xuyên chia sẻ các đề tài liên quan đê ngành nghề hay những bức ảnh từ hội nghị, nhân hiệu của bạn toát lên sự tự tin và tâm huyết với lĩnh vực mà bạn đang làm.

Bạn cũng đã dễ dàng đoán được liệu ai trong hai người trên sẽ được thăng tiến phải không?

Nếu bạn không chắc bạn giống với mẫu hình nào trên đây, hãy cân nhắc 3 trường hợp mà nhân hiệu có thể làm ảnh hưởng đến sự nghiệp của bạn.

Một hình ảnh nổi loạn và đáng chỉ trích trên mạng

Mary Rigali, Giám đốc về các dịch vụ nghề nghiệp tại Đại học Post cho rằng: “Gần 80% các nhà tuyển dụng tra tìm thông tin của các ứng viên trên Google khi bắt đầu quá trình tuyển dụng.” Những gì họ tìm thấy có thể phần nào quyết định bạn có được ứng tuyển hay không.

Các hồ sơ liên quan trên các trang mạng xã hội về rượu hay thuốc gây nghiện, bình luận trên các trang nội dung không lành mạnh, hay đơn giản là đánh máy sai chính tả trên mạng cũng có thể làm mất cơ hội phỏng vấn của bạn. Rigali cũng nhắc nhở rằng việc nói xấu về các nhà tuyển dụng hay các đơn vị giáo dục trước đây có thể sẽ là một điểm trừ với các ứng viên tiềm năng.

Rigali chia sẻ rằng cô ấy luôn nhắc nhở các học viên phải cẩn trọng với các nội dung trên mạng xã hội, vì bất cứ thông tin tiêu cực nào cũng có thể được hiểu là sự thiếu chuyên nghiệp bất kể ngữ cảnh của nó là gì. “Trong khi tôi luôn đề xuất họ bật chế độ riêng tư, các ứng viên lại gấp gáp để xóa sổ các thông tin, hồ sơ cá nhân cũng như đã đưa ra công chúng khi cần. Suy cho cùng, bạn sẽ không biết được người khác sẽ nhìn nhận bạn như thế nào qua những thông tin trên mạng.”

Giao tiếp lố bịch và khiếm nhã với những người chuyên nghiệp

Quan trọng không kém so với hình ảnh trên mạng là thái độ cư xử khi giao tiếp với những người chuyên nghiệp trong ngành nghề mà bạn đang làm việc. Thông qua Twitter, Facebook và các trang mạng xã hội khác, văn bản hay nội dung chia sẻ của bạn sẽ khiến bạn nhanh chóng “nổi danh” về sự kệch cỡm, không nghiêm túc, nóng tính hay tàn nhẫn. Nếu bạn không tập trung ở các buổi hội thảo, sẽ không có ai nhớ đến bạn. Nếu bạn kể chuyện hài tục tĩu hay nói xấu về việc làm trước đây, mọi người sẽ nhớ đến bạn với một hình ảnh tiêu cực.

Tim Halberg, một nhiếp ảnh gia tại California cho rằng việc này là không hề dễ dàng. Anh ấy đã từng gọi điện cho những người đứng đầu ngành nhiếp ảnh khi anh ấy không hài lòng với họ hoặc khi họ mắc lỗi. Thay vì đưa ra ý kiến sáng tạo để cải thiện, việc chằm chằm chỉ lỗi của người khác khiến Halberg “thêm thù bớt bạn”.

Halberg chia sẻ: “Tôi đã ngừng sử dụng Twitter khi tự thấy bản thân mình chỉ giao tiếp với mọi người khi cần phàn nàn họ.” Khi nhận ra điều này làm ảnh hưởng đến nhân hiệu và việc kinh doanh, Halberg đã chấm dứt ngay lập tức.

Ngoại hình

Dù thích hay không, xã hội vẫn phần nào đánh giá bạn thông qua ngoại hình. Đôi khi, việc bạn có đủ năng lực hay chưa không quyết định khả năng thăng tiến, mà là gu ăn mặc của bạn có chuẩn mực hay không trong mắt sếp.

Ron Hequet, doanh nghiệp tư nhân và tác giả chuyên viết về nghề nghiệp chia sẻ rằng tất cả chúng ta nên biết cách xuất hiện một cách trẻ trung, sạch sẽ và khỏe khoắn khi đi làm. Bạn cũng nên đầu tư vào những bộ trang phục chuyên nghiệp vừa vặn và những món phụ kiện có gu, chẳng hạn như những đôi giày phù hợp. Bạn cũng nên chú ý đến râu (với nam giới), trang điểm, tóc và móng tay.

Nếu bạn đang có dự định phỏng vấn hay bắt đầu một vị trí mới mà chưa tự tin về trang phục, Hequet khuyên rằng bạn nên gọi điện xin lời khuyên, hoặc tốt hơn nữa là quan sát. Hequet đề nghị rằng nếu có thể, bạn hãy đợi ở bãi giữ xe vào giờ cao điểm để quan sát cách mọi người ăn mặc khi đi làm.

 Theo Ngọc Quyên (careerlink.vn)


 
Thông báo mới
Điểm tin
Top