Kiến trúc sư là những chuyên gia được đào tạo và cấp bằng về nghệ thuật và khoa học chuyên thiết kế các công trình xây dựng. Họ biến những nhu cầu của con người về nơi ở, sinh hoạt, vui chơi, làm việc v.v... thành hình ảnh và đồ án của các công trình mà sau đó sẽ xây dựng bởi người khác.
Tạp chí Kiến trúc (Architect magazine) vừa đưa ra kết quả số liệu cuộc khảo sát thu nhập bình quân của kiến trúc sư từ năm 1993 đến nay. Có thể thấy ngành Kiến trúc trên thế giới được đánh giá cao và hưởng mức lương "khủng". Kiến trúc sư đứng thứ 2 bảng xếp hạng những nghề nghiệp sáng tạo nhất trên thế giới mọi thời đại và thứ 19 trong bảng xếp hạng những ngành nghề thuộc nhóm Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán học (STEM).
Công việc của một kiến trúc sư
Quy trình chung để một công trình được xây dựng gồm các bước:
Hoạch định dự án, thiết kế công trình, đấu thầu xây dựng, triển khai thi công, nghiệm thu và bàn giao công trình.
Nhiệm vụ chủ yếu của kiến trúc sư là ở phần việc đầu tiên:
- Gặp khách hàng để quyết định mục đích và yêu cầu của công trình
- Ước tính số lượng vật liệu xây dụng, trang thiết bị và thời gian thi công
- Chuẩn bị cấu trúc chi tiết
- Hợp tác với các kỹ sư, chuyên gia trong các lĩnh vực khác nhau, chủ yếu về xây dựng, để đưa ra thiết kế hợp lý nhất cho công trình.
- Vẽ các bản thiết kế
- Chuẩn bị hợp đầu cho các chủ xây dụng
- Quản lý và theo dõi hợp đồng
- Giám sát công trường, đảm bảo sát với hợp đồng và kết hoạch xây dựng
- Tìm kiếm các công việc mới
Kiến trúc sư ra trường làm gì?
- Kiến trúc sư nghiên cứu: Nghiên cứu viên (làm cho các viện nghiên cứu, các tổ chức nghiên cứu, các trường cao đẳng, đại học)
- Tự thành lập doanh nghiệp
- Quy hoạch xây dựng
Bao gồm các lĩnh vực:
Quy hoạch vùng: Dựa vào “ Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội” của vùng được phê duyệt, kiến trúc sư quy hoạch xây dựng hệ thống phân bố dân cư, hệ thống các đô thị chính, khu công nghiệp, nông lâm nghiệp, các khu kinh tế đặc thù v.v… Kiến trúc sư quy hoạch vùng thiên về tư duy hệ thống, tư duy phân tích và dự đoán, ít tính tạo hình.Quy hoạch đô thị: Kiến trúc sư bố trí, sắp đặt, tổ chức hệ thống không gian đô thị như: nơi ở, nơi làm việc, hệ thống đường giao thông, bến tàu, bến cảng v.v…
Thiết kế đô thị và thiết kế cảnh quan: Họ chính là các kiến trúc sư thiết kế “nội thất cho đô thị”. Tư duy thiên về tạo hình vật thể với tỷ lệ, vật liệu, màu sắc, hướng vận động và ý nghĩa của tất cả các yếu tố vật thể như: hình dáng công trình kiến trúc, khoảng trống, vật liệu nền hè, đường đi bộ, biển chỉ đường v.v…
4. Thiết kế công trình kiến trúc
Đây là công việc thu hút đông đảo kiến trúc sư nhất. Nếu thiết kế quy hoạch cần nhiều lao động tập thể thì thiết kế công trình lại đề cao năng lực cá nhân. Hình thức kiến trúc công trình phản ánh rõ tính cách, năng lực và gu thẩm mỹ của tác giả.
Từ nhu cầu, hoạt động của người sử dụng, kiến trúc sư vẽ ra sơ đồ công năng tổ chức các không gian tương ứng với hoạt động, rồi chọn bộ khung phù hợp cho không gian đó.
Kiến trúc sư công trình còn phải liên tưởng và vẽ ra mặt đứng của công trình, lựa chọn hình khối, vật liệu xây dựng cho công trình, cũng như hình dung và vẽ ra hình ảnh tương lai cho nó. Trong chuyên môn, người ta gọi là vẽ phối cảnh.
5. Thiết kế nội thất
Là trang trí bên trong công trình, thiết kế, lực chọn và bố trí không gian, vật dụng trong công trình. Kiến trúc sư nội thất có thẩm cảm tinh tế, khéo tay, tư duy với những đối tượng cụ thể. Kiến trúc sư nội thất đòi hỏi rất am hiểu tâm lý, sở thích, tính cách, thói quen của chủ nhà, từ đó tìm ra phong cách nội thất phù hợp.
6. Quản lý dự án
Triển vọng:
Một trong những ngành nghề hot trong 5-10 năm tới. Cơ hội việc làm của ngành vô cùng đa dạng, nhiều sự lựa chọn. Cùng với số lượng công trình kiến trúc ngày một tăng, nhu cầu nhân lực cũng tăng theo, tạo ra vô số việc làm cho ngành kiến trúc xây dựng.
Những kiến thức và kỹ năng quan trọng:
Kiến thức cứng (mang tính quyết định): nắm vững các nguyên lý thiết kế, nguyên ký cấu tạo để thiết kế các công trình kiến trúc, quy hoạch; đọc, hiểu và triển khai ý đồ, bản vẽ kỹ thuật đúng, đầy đủ, chính xác theo quy định (đặc biệt cần đối với kiến trúc sư chủ trì và triển khai thiết kế);
Kiến thức mềm (mang tính bổ trợ): vật lý kiến trúc, hình họa, kinh tế xây dựng, kỹ thuật điện, nước
Kỹ năng cứng: khả năng sử dụng thành thạo các phần mềm tin học chuyên ngành: autocad, photoshop, 3D MAX, corel draw, powerpoint..
Kỹ năng mềm: kỹ năng thuyết trình báo cáo; kỹ năng tư duy, quan sát , sáng tạo, chủ động trong công việc, kỹ năng làm theo nhóm, khả năng quản lý công việc; kỹ năng ngoại ngữ, kỹ năng giao tiếp.
Cơ hội làm việc tại nước ngoài: Singapore, Nhật, các nước châu Á phát triển hiện thu hút rất nhiều kiến trúc sư từ nước ngoài, thậm chí những nước như Mỹ và châu Âu.
tham khảo nguồn: AUM Việt Nam
- Tuyển sinh ngành CNKT Kiến trúc tại Trường Cao đẳng Miền Nam TpHCM
- Tuyển sinh ngành Công nghệ thông tin tại Trường Cao đẳng Miền Nam, TP.HCM
- Tuyển sinh ngành CNKT Công trình Xây dựng tại Trường Cao đẳng Miền Nam TP.HCM
- Ngành Thiết kế nội thất ngành có nhu cầu tuyển dụng cao
- Ngành kiến trúc là gì? cần phẩm chất gì để thành công?