Phần lớn các bậc cha mẹ đều muốn nghề nghiệp tốt nhất cho con cái, dựa trên ý kiến của họ mà không mấy khi hỏi xem chúng có thích hay không?
Vừa qua, một sinh viên viết thư gửi tới tôi với nội dung rằng: “Cha mẹ muốn em học Khoa học máy tính (Computer Science) hay Quản trị kinh doanh (business Administration) nhưng em muốn theo ngành Quan hệ công chúng (Public Relation).
Em không muốn làm cho cha mẹ em phật lòng nhưng cũng không muốn học môn gì mà em không thích. Hiện thời em không biết phải nói chuyện với cha mẹ ra sao?”
Tôi khuyên sinh viên này rằng: Trong nhiều năm dạy học, tôi thấy sinh viên thành công thường học những môn mà họ thích. Sinh viên hiếm khi thành công khi học điều họ không thích.
Nếu thích môn học, họ sẽ học nhiều hơn, và nếu học nhiều hơn thì sẽ giỏi hơn và thành công hơn.
Nếu sinh viên học gì mà họ không thích, cho dù tốt nghiệp và có việc làm thì bản thân sẽ không thoải mái và thường không thăng tiến trong nghề nghiệp.
Tuy nhiên câu hỏi của tôi là bạn có biết đích xác mình muốn gì và tại sao bạn muốn học ngành đó không?
Bạn có nhận được hướng dẫn nghề nghiệp dựa trên năng lực của bạn không?
Bạn có biết nhu cầu thị trường cho ngành học đó ra sao không?
Bạn đã nói chuyện với những người đang làm việc trong ngành đó chưa? Họ nói thế nào? Bạn có biết ưu điểm và khuyết điểm của bạn không?
Khi lập kế hoạch giáo dục cho tương lai, bạn phải biết quân bình giữa “đam mê” và “thực tế".
Bạn phải biết đam mê là điều bạn làm để tận hưởng và từ đó có thể xây dựng nghề nghiệp của mình.
Tuy nhiên bạn cũng phải nhìn vào thị trường việc làm với các lí do thực tiễn và biết rằng điều bạn học có thể giúp bạn xây dựng nghề nghiệp mà bạn có thể kiếm sống được.
Không thể phụ thuộc vào gia đình chăm lo cho mãi nên bản thân cần phải lựa một nghề có thể giúp bạn tự lập được.
Sinh viên đại học thường có “bất đồng ý kiến” về chọn lựa lĩnh vực học tập của họ với cha mẹ.
Bởi lẽ phần lớn các bậc cha mẹ đều muốn nghề nghiệp tốt nhất cho con cái, dựa trên ý kiến của họ mà không mấy khi hỏi xem chúng có thích hay không?
Quan niệm "Con cái phải nghe lời cha mẹ" này hiện này không còn đúng nữa. Tuy nhiên, nhiều thanh niên thích lựa chọn lĩnh vực học tập dựa trên sở thích theo ảnh hưởng của bạn bè, phim ảnh mà không hiểu khía cạnh thực hành của nghề nghiệp và thị trường việc làm.
Cả hai bên, cha mẹ và con cái cần hiểu nhau và dành thời gian để thảo luận bằng việc dùng các dữ liệu và tránh không nên giận dữ hay xúc động trong khi thảo luận.
Vì bạn muốn theo đuổi nghề nghiệp trong Quan hệ công chúng (Public Relation hay PR), bạn cần thu tập đủ thông tin về lĩnh vực này để thảo luận với cha mẹ. Họ cần biết tại sao bạn muốn chọn lĩnh vực này.
Dựa trên tri thức giới hạn của tôi, PR là lĩnh vực yêu cầu kĩ năng trao đổi, kĩ năng viết tốt và nhiều kinh nghiệm với công chúng.
Một người PR đại diện cho công ty trước công chúng cho nên việc làm này đòi hỏi bạn quen thuộc với vận hành của công ty cũng như có sự tin cậy của người chủ và người quản lí công ty để đại diện cho họ với công chúng.
Ở Mĩ, hầu hết những người làm việc PR đều là những nhân viên có kinh nghiệm thâm niên trong công ty và biết rõ về vận hành của công ty.
Không mấy công ty thuê ai đó mới tốt nghiệp cho nên cơ hội việc làm cho sinh viên mới ra trường có thể khó tìm.
Vì phần lớn nghề quan hệ công chúng đều yêu cầu kinh nghiệm tiếp xúc với công chúng như viết thông cáo cho báo chí, làm việc với phóng viên, và giải quyết mọi yêu cầu liên quan tới công ty, chuẩn bị thông tin cho các cuộc họp báo và hội chợ thương mại cho nên đây không phải là nghề dễ dàng như nhiều người tưởng.
Quan hệ công chúng đại diện cho công ty và không thể phạm sai lầm trong thời buổi thông tin như ngày nay.
Theo tôi nghĩ, bạn cần là nói chuyện với những người tốt nghiệp trong lĩnh vực này và hỏi lời khuyên từ họ. Bạn có thể biết các kiểu việc làm nào họ đang làm và kiếm được bao nhiêu tiền, có thể sống tự lập được không. Bạn cần có mọi dữ liệu để thảo luận với cha mẹ.
Vì thị trường việc làm thay đổi trong các nước khác nhau, tôi khuyên bạn nên xây dựng nghề nghiệp qua đam mê của mình. Chỉ khi đó bạn mới làm việc chăm chỉ và quyết tâm đạt tới mục đích và quan trọng là tìm được niềm vui trong công việc đó.
Giáo sư John Vũ
Nguồn: giaoduc.net.vn
- Cách học bài nhanh thuộc bằng những mẹo đơn giản hiệu quả
- 14 điều sinh viên cần biết để tồn tại khi bắt đầu công việc đầu tiên sau khi tốt nghiệp
- Tám cách cải thiện kỹ năng đọc hiểu tiếng Anh
- 10 cách giảm căng thẳng cho sinh viên
- Lịch thi đấu và tường thuật trực tiếp tuyển Việt Nam ở Asian Cup 2019