“Tổng kết nhu cầu nhân lực trực tuyến 6 tháng đầu năm, ngành có nhu cầu nhân lực tăng trưởng nhanh nhất là kiến trúc/thiết kế nội nhất với mức tăng 98%. Sự tăng trưởng vượt bậc (gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái) của ngành này cùng với một số ngành nghề khác cho thấy người tìm việc đang có nhiều lựa chọn hơn bao giờ hết để tìm được công việc mơ ước cho mình”, ông Gaku Echizenya - Giám đốc điều hành VietnamWorks khẳng định.
Nhu cầu tuyển dụng tăng 34%
Theo thống kê, sau ngành kiến trúc/thiết kế nội nhất, nhu cầu nhân lực các ngành khác cũng tăng cao đáng kể như: Tư vấn (tăng 95%), bán lẻ/bán sỉ (tăng 58%), quảng cáo/khuyến mãi/đối ngoại (tăng 51%)... Tính chung 6 tháng đầu năm 2015, nhu cầu tuyển dụng nhân lực trực tuyến tăng trưởng vượt bậc ở mức 34% so với cùng kỳ năm 2014.
Bà Lê Hải Quỳnh – Trưởng phòng tiếp thị truyền thông VietnamWorks cho biết: “Mức tăng trưởng 34% là mức tăng cao nhất trong vòng 3 năm qua. Kể từ năm 2013, nhu cầu tuyển dụng đã tăng liên tục, đối với thời gian 6 tháng đầu năm so với cùng kỳ năm trước. Năm 2013 tăng 5%, năm 2014 tăng 25% và năm 2015 tăng cao nhất ở mức 34%. Hầu hết các ngành có số lượng công việc đăng tuyển nhiều nhất đều tăng trưởng ở mức từ 20% trở lên, tạo nên kết quả rất khả quan của toàn thị trường”.
Cũng theo bà Quỳnh, ngành công nghệ thông tin – phần mềm tăng thêm hơn 1.200 việc làm so với cùng kì năm 2014 thì ngành kiến trúc/thiết kế nội thất, vốn chỉ có nhu cầu tuyển dụng bằng 1/5 ngành trên, đã tăng đến hơn 600 việc làm trong nửa đầu năm 2015.
Cung vẫn hụt cầu
Theo VietnamWorks, nguồn cung nhân lực 6 tháng đầu năm tăng 17% so với cùng kỳ năm 2014. Kết quả này cũng thể hiện sự hồi phục của nguồn cung, nhưng, theo đánh giá của các chuyên gia, sự hồi phục này vẫn chưa theo kịp nhu cầu nhân lực. Mặt khác, tỷ lệ cạnh tranh cũng có sự chênh lệch lớn giữa các ngành. Những ngành “nóng” như kế toán vẫn có tỉ lệ cạnh tranh rất gay gắt ở mức 1/85. Ở góc độ địa phương, thành phố có tỉ lệ cạnh tranh gay gắt nhất là TP.Hồ Chí Minh (tỉ lệ 1/54).
“Số lượng việc làm trên thị trường ngày càng tăng, đem lại nhiều lựa chọn cho ứng viên. Tuy nhiên, khảo sát từ phía người lao động cho thấy 59% người lao động không nắm rõ mình có đủ kỹ năng cho công việc hay không trước khi bước vào vòng phỏng vấn, điều này gây mất thời gian cho cả ứng viên lẫn nhà tuyển dụng. Đây cũng là một trong những điểm yếu lao động Việt Nam cần khắc phục”, ông Gaku Echizenya khuyến cáo.
nguồn: http://laodong.com.vn
- Đề minh họa thi tốt nghiệp THPT 2025 của Bộ GDĐT
- Đề tham khảo thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia 2023 của Bộ GDĐT
- Lịch thi đấu AFF Cup 2022 Lịch thi đấu của đội tuyển Việt Nam tại AFF Cup 2022
- Các mốc thời gian xét tốt nghiệp và tuyển sinh đại học 2022 thí sinh cần nhớ
- Đáp án môn Toán tốt nghiệp THPT 2022 của Bộ GDĐT