Đào tạo đại học cần gắn với thị trường lao động
23/10/2017

Trước thực trạng cơ cấu đào tạo ngành nghề mất cân bằng, chất lượng đào tạo không đảm bảo, dẫn đến nhiều sinh viên ra trường không có việc làm, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ yêu cầu đào tạo đại học trong thời gian tới cần gắn với thị trường lao động.

Năm học 2016-2017, cả nước có 235 trường đại học, học viện, với quy mô đào tạo hơn 1 triệu 700 nghìn sinh viên. Phần lớn sinh viên tập trung theo học các ngành như: Toán và thống kê; Máy tính và công nghệ thông tin; Công nghệ kỹ thuật; Kỹ thuật; Sản xuất chế biến; Kiến trúc và xây dựng, Nông lâm và thủy sản, Thú y, Kinh doanh quản lý, Pháp luật. Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, nhiều trường chưa đầu tư dự báo thị trường lao động, nên các ngành đào tạo còn trùng lặp, chồng chéo trên cùng một địa bàn. Việc mở ngành đào tạo chưa gắn với thị trường lao động đã dẫn đến tình trạng mất cân đối giữa cung và cầu, sinh viên ra trường không tìm được việc làm…

đào tạo gắn với nhu cầu lao động
Cử nhân xếp xó bằng đại học, về quê làm công nhân

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ cho biết trong thời gian qua, nhiều trường đại học mở ngành, xác định chỉ tiêu tuyển sinh chủ yếu dựa vào năng lực đào tạo và nhu cầu của người học… là các nguyên nhân làm cơ cấu ngành nghề chưa hợp lý và chất lượng đào tạo hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu phục vụ phát triển kinh tế- xã hội. Trong thời gian tới, giáo dục đại học cần hướng đến thị trường lao động, đào tạo những ngành nghề mà kinh tế- xã hội đang cần.

“Có những ngành chúng ta có năng lực đào tạo rất tốt, nhưng thị trường đòi hỏi khác, chúng ta phải điều chỉnh thậm chí phải đóng cửa, chứ không phải cố gắng đào tạo những gì có thế mạnh. Đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế thay đổi rất mạnh, có rất nhiều ngành nghề mới chưa có trong tiền lệ. Giáo dục đại học phải nghĩ đến đào tạo nguồn nhân lực cung cấp cho thị trường lao động thì phải nghiên cứu xem thị trường cần những loại lao động gì về số lượng, chủng loại chất lượng để điều chỉnh ngành nghề, và từ đó chúng ta cải tiến về chất lượng” – ông Phùng Xuân Nhạ nói./.

Theo VOV


 
Hotline:

028.3989 3967 - 028.3989 3968

Tư vấn tuyển sinh - TV2

  

Tư vấn tuyển sinh - TV1

  

Thông báo mới
Điểm tin
Top