Trắc nghiệm John Holland - Trắc nghiệm chọn ngành học phù hợp với năng lực sở trường
03/04/2018

Nhằm giúp các bạn học sinh THPT lựa chọn ngành học phù hợp với tính cách năng lực bản thân, xin giới thiệu tới các bạn cấu trúc lý thuyết của bộ công cụ trắc nghiệm định hướng nghề nghiệp của John Holland. Bộ công cụ này được xây dựng trên cơ sở lý thuyết do chính ông dày công tìm hiểu, 

BƯỚC A: Thực hiện bài trắc nghiệm để xác định được ngành học phù hợp sở trường của bản thân:
Khi được hỏi về việc chọn ngành, chọn trường trong kỳ tuyển sinh, Có bạn nói: “Em xin xét vào ĐH Kinh tế, ĐH Bách khoa vì gần hết lớp của em xét vào đó, em không xét trường đó mà xét trường khác thì buồn lắm”. Có bạn lại nói “ bố mẹ em bắt em học trường y nên em phải chọn xét vào trường y... Có đến 1.001 cách chọn ngành, trường.
Vì sao Bill Gates trở thành ông chủ của tập đoàn Microsoft khổng lồ mà không phải là một kiến trúc sư hay một nhà giáo? Vì sao Đặng Thái Sơn là nghệ sĩ đàn dương cầm nổi tiếng mà không phải là một doanh nhân? Vì sao Ernest Hemingway là nhà văn với những kiệt tác bất hủ mà không phải là một nhà khoa học? Hẳn bạn sẽ trả lời ngay “Vì họ có tài năng thiên bẩm trong những lĩnh vực này.” Chính xác như thế. Thế nhưng, bạn có biết chính tính cách, sở thích của bản thân là một trong những yếu tố quan trọng quyết định nghề nghiệp phù hợp của mỗi con người?
Bạn có muốn biết mình thuộc típ người nào và nghề nghiệp nào phù hợp với bạn nhất không? Mời bạn tham gia bài trắc nghiệm sau:

Bước thứ nhất: các bạn tự điền vào sáu phiếu “tự khám phá sở thích” A, B, C, D, E, F bên dưới để xem phiếu nào được điểm cao nhất thì sở thích nghề nghiệp của bạn ở hướng đó.
Cách điền: đọc từng mục tự khám phá (1 đến 9), đánh dấu vào mức độ 1,2,3,4,5.
Đánh dấu cột mức độ xong thì tự điền điểm vào cột điểm.
Mức 1: rất thấp = 1 điểm, mức 2: thấp = 2 điểm, mức 3: vừa = 3 điểm, mức 4: cao = 4 điểm, mức 5: rất cao = 5 điểm.
Sau đó, bạn tính tổng điểm của mỗi phiếu. Ví dụ:

Phiếu A

Mức độ đúng với tôi

1

2

3

4

5

Điểm

 1. Có tính tự lập

     

X

 

4

 2. Có đầu óc thực tế

       

X

5

 3. Dễ thích nghi, linh động

   

X

   

3

  4. Vận hành máy móc, thiết bị

   

X

   

3

 5. Làm các công việc thủ công

   

X

   

3

 6. Tiếp xúc thiên nhiên, động, thực vật

 

X

     

2

 7. Làm công việc mang tính thực hành

   

X

   

3

 8. Thấy được kết quả công việc

   

X

   

3

 9. Làm việc ngoài trời

 

X

     

2

 Tổng điểm

28


Hãy trả lời trung thực từng câu hỏi bằng cách chọn một câu duy nhất trong từng cặp câu trả lời mô tả đúng nhất về bạn. Hãy trả lời như chính con người thật của bạn, đừng chọn câu trả lời mà bạn muốn hay phải như vậy.

Phiếu A

Mức độ đúng với tôi

1

2

3

4

5

Điểm

 1. Có tính tự lập

 

 

 

 

 

 

 2. Có đầu óc thực tế

 

 

 

 

 

 

 3. Dễ thích nghi, linh động

 

 

 

 

 

 

 4. Vận hành máy móc, thiết bị

 

 

 

 

 

 

 5. Làm các công việc thủ công

 

 

 

 

 

 

 6. Tiếp xúc thiên nhiên, động, thực vật

 

 

 

 

 

 

 7. Làm công việc mang tính thực hành

 

 

 

 

 

 

 8. Thấy được kết quả công việc

 

 

 

 

 

 

 9. Làm việc ngoài trời

 

 

 

 

 

 

 Tổng điểm

 

 

Phiếu B

Mức độ đúng với tôi

1

2

3

4

5

Điểm

 1. Tính tìm hiểu, khám phá

 

 

 

 

 

 

 2. Có đầu óc phân tích

 

 

 

 

 

 

 3. Tính logích

 

 

 

 

 

 

 4. Quan sát, phản ánh, nghiên cứu

 

 

 

 

 

 

 5. Tổng hợp, khái quát, suy diễn

 

 

 

 

 

 

 6. Điều tra, phân loại, kiểm tra đánh giá

 

 

 

 

 

 

 7. Tự tổ chức công việc

 

 

 

 

 

 

 8. Thực hiện những vấn đề phức tạp

 

 

 

 

 

 

 9. Khả năng giải quyết các vấn đề

 

 

 

 

 

 

 Tổng điểm

 

 

Phiếu C

Mức độ đúng với tôi

1

2

3

4

5

Điểm

 1. Dễ xúc động

 

 

 

 

 

 

 2. Có óc tưởng tượng

 

 

 

 

 

 

 3. Tự do, không khuôn mẫu, bốc đồng

 

 

 

 

 

 

 4. Trình diễn, diễn xuất

 

 

 

 

 

 

 5. Có thể chụp ảnh, vẽ, trang trí, điêu khắc

 

 

 

 

 

 

 6. Năng khiếu âm nhạc

 

 

 

 

 

 

 7. Khả năng viết, trình bày ý tưởng

 

 

 

 

 

 

 8. Sáng tạo ý tưởng, chương trình... mới

 

 

 

 

 

 

 9. Thoải mái biểu lộ ý thích riêng

 

 

 

 

 

 

 Tổng điểm

 

 

Phiếu D

Mức độ đúng với tôi

1

2

3

4

5

Điểm

 1. Tính thân thiện, giúp đỡ người khác

 

 

 

 

 

 

 2. Thích gặp gỡ, làm việc với con người

 

 

 

 

 

 

 3. Lịch thiệp, tử tế

 

 

 

 

 

 

 4. Khuyên bảo, huấn luyện, giảng giải

 

 

 

 

 

 

 5. Lắng nghe và sẵn sàng phục vụ

 

 

 

 

 

 

 6. Chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng

 

 

 

 

 

 

 7. Hoạt động vì mục tiêu xã hội, cái chung

 

 

 

 

 

 

 8. Đóng góp để thế giới tốt đẹp hơn

 

 

 

 

 

 

 9. Khả năng hòa giải, giải quyết sự việc

 

 

 

 

 

 

 Tổng điểm

 

 

Phiếu E

Mức độ đúng với tôi

1

2

3

4

5

Điểm

 1. Tính phiêu lưu, mạo hiểm

         

 

 2. Tính quyết đoán

         

 

 3. Năng động

         

 

 4. Diễn đạt, tranh luận, thuyết phục

         

 

 5. Quản lý, chỉ đạo, xbạn xét, đánh giá

         

 

 6. Đặt ra mục tiêu, kế hoạch và quyết định

         

 

 7. Gây ảnh hưởng đối với người khác

         

 

 8. Cạnh tranh, vượt lên người khác

         

 

 9. Được sự kính trọng,vị nể

         

 

 Tổng điểm

 

Phiếu F

Mức độ đúng với tôi

1

2

3

4

5

Điểm

 1. Có đầu óc tổ chức, sắp xếp, ngăn nắp

           

 2. Cẩn thận, tỉ mỉ

           

 3. Chu đáo, chính xác, đáng tin cậy

           

 4. Tính toán, so sánh, ghi chép số liệu

           

 5. Lưu trữ, phân loại, cập nhật thông tin

           

 6. Dự kiến về chi tiêu, ngân sách

           

 7. Làm công việc có nhiệm vụ rõ ràng

           

 8. Lên kế hoạch, điều phối công việc

           

 9. Làm việc với con số, theo các quy định

           

 Tổng điểm

 

Bước thứ hai: sau khi điền điểm tất cả sáu phiếu, phiếu nào điểm cao nhất thì đó là hướng sở thích, nghề nghiệp của bạn, có thể phù hợp với ngành nghề của phiếu đó như sau:

•    Phiếu A: nhóm sở thích này thiên về khả năng kỹ thuật, công nghệ, hệ thống quản lý; ưa thích làm việc với công cụ, máy móc, động thực vật; thích làm việc ngoài trời. Nhóm này phù hợp các ngành nghề về kỹ thuật: nông nghiệp, thủy lợi, lâm nghiệp, dầu khí, giao thông vận tải, quản lý đất đai, kỹ thuật và quản lý môi trường, quản lý công nghiệp, điều khiển máy móc thiết bị, điều khiển các phương tiện giao thông - lái xe, tàu; bảo hộ an toàn lao động, các ngành nghề sản xuất thủ công, cảnh sát, thể dục thể thao...

•    Phiếu B: nhóm này thường thiên về khả năng quan sát, khám phá, mang tính nghiên cứu hoặc thí nghiệm; phân tích đánh giá, giải quyết các vấn đề. Như vậy sẽ phù hợp các ngành về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, y dược, toán học, thống kê, khảo cổ, công nghệ thông tin, kinh tế học...

•    Phiếu C: nhóm này thiên về khả năng nghệ thuật, khả năng về trực giác, tưởng tượng cao, thích nghi nơi phát huy ngẫu hứng, không ràng buộc bởi khuôn mẫu. Như thế sẽ phù hợp các ngành nghề về văn chương, báo chí - bình luận viên, dẫn chương trình..., điện ảnh, sân khấu, mỹ thuật, âm nhạc, múa, kiến trúc, thời trang, hội họa...

•    Phiếu D: nhóm này thường thiên về khả năng ngôn ngữ, giảng giải, thích làm việc - quan hệ với con người, thích công việc đào tạo, hướng dẫn, trợ giúp người khác... Như vậy sẽ phù hợp các ngành nghề sư phạm, huấn luyện viên, tư vấn, hoạt động xã hội...

•    Phiếu E: nhóm sở thích này thường thiên về khả năng kinh doanh; mạnh bạo, dám nghĩ, dám làm; có khả năng quản lý, chỉ đạo... Như thế có thể phù hợp các ngành nghề về quản trị sản xuất - kinh doanh, thương mại, dịch vụ khách hàng, báo chí, luật, marketing...

•    Phiếu F: nhóm sở thích này thường thiên về khả năng vận dụng những con số - số học, thích thực hiện những công việc chi tiết, thích làm việc với dữ liệu hoặc thích làm theo chỉ dẫn của người khác, thích công việc bàn giấy. Như thế sẽ phù hợp các ngành nghề hành chính, quản trị văn phòng, thư ký, văn thư lưu trữ - thư viện, thống kê - phân tích, kế toán-kiểm toán…
Bước thứ ba: sau khi xác định sở thích thuộc nhóm nào (phiếu có điểm cao nhất) và liên hệ ngành nghề có khả năng thích hợp thì chọn trường có ngành đó.

Bước B: Kiểm tra ngành vừa chọn so với nhu cầu nguồn nhân lực trong tương lai sắp tới như thế nào (dựa vào bảng định hướng nhu cầu nguồn nhân lực từ năm 2017-2020 đến năm 2025:

NHU CẦU NGUỒN NHÂN LỰC CÁC NGÀNH TRỌNG ĐIỂM GIAI ĐOẠN 2017 - 2020 ĐẾN 2025

I. HỘI NHẬP KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG

Với những cơ hội phát triển kinh tế được mở ra từ việc hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế, khi ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do và tham gia Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC), nhu cầu nhân lực của Việt Nam được dự báo sẽ tăng mạnh.

Theo dự báo của Tổ chức Lao động Thế giới (ILO), Việt Nam sẽ có khả năng tạo thêm được 6 triệu việc làm, tương đương với 1/10 số việc làm tăng thêm đến năm 2025 của toàn bộ khối ASEAN do tác động từ việc hình thành AEC. Khi tham gia AEC, số việc làm của Việt Nam sẽ tăng 14,5% vào năm 2025. Trong giai đoạn 2016 - 2025, nhu cầu tuyển dụng nhân sự hình thành 03 cấp nhân lực: chuyên môn kỹ thuật bậc cao (tăng 41% - 14 triệu chỗ làm việc), chuyên môn kỹ thuật bậc trung (tăng 22% - 38 triệu chỗ làm việc), chuyên môn kỹ thuật bậc thấp (tăng 24% - 12,4 triệu chỗ làm việc).

Theo thỏa thuận trong khuôn khổ Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC), có 08 ngành nghề mà lao động có kỹ năng tay nghề cao được phép di chuyển trong được 10 nước ASEAN thống nhất công nhận giá trị tương đương của chứng chỉ đào tạo của các nước thành viên là dịch vụ kỹ thuật, dịch vụ điều dưỡng, kiến trúc, giám sát thi công, kế toán, bác sĩ, nha sĩ, du lịch.

Bên cạnh việc gia nhập AEC, năm 2016 là năm đánh dấu mốc hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế với việc ký kết hàng loạt hiệp định thương mại tự do. Đặc biệt, với hiệp định thương mại tự do ở mức cam kết cao như TPP, việc hoàn thành ký kết và tham gia của Việt Nam cũng sẽ mang lại những cơ hội lớn cho thị trường lao động trong nhiều lĩnh vực. Theo dự báo của các cơ quan nhân lực quốc tế, nhu cầu tuyển dụng tại Việt Nam sẽ tăng mạnh trong các ngành sản xuất phục vụ xuất khẩu trong thời gian tới, đặc biệt là trong các ngành điện tử và dệt may, bởi đây là những ngành sẽ được hưởng những lợi ích lớn ngay sau khi Việt Nam ký kết và đưa vào thực thi Hiệp định TPP, cũng như từ một loạt các xu thế chuyển dịch đầu tư tới đây. “Có thể thấy, nhu cầu lao động tại Việt Nam sẽ chịu tác động trực tiếp từ một số yếu tố lớn, theo đó, sẽ tăng mạnh trong thời gian tới. Đó là từ lợi ích tiềm ẩn của TPP đối với các ngành xuất khẩu như da giày, dệt may, điện tử, bởi đây là những ngành sẽ hưởng lợi lớn từ TPP”.

Với những yếu tố này, chắc chắn thị trường lao động Việt Nam sẽ có những chuyển biến lớn với việc gia tăng rất nhiều cơ hội việc làm cho người lao động.

Hãy có cách nhìn về thị trường lao động mở với 4 xu hướng việc làm: 

1-  Các cơ quan, doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế;

2-  Xuất khẩu lao động;

3-  Di chuyển lao động theo nhu cầu thị trường lao động các tỉnh thành, khu vực kinh tế và quốc gia và hội nhập;

4-  Khởi nghiệp (tự tạo việc làm).

II. NHU CẦU NHÂN LỰC CÁC NGÀNH TRỌNG  ĐIỂM

Ngày 09/6/2014, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 879/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 và Quyết định số 880/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển các ngành công nghiệp Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. 

Chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 nhằm huy động hiệu quả mọi nguồn lực từ các thành phần kinh tế trong nước và từ bên ngoài để phát triển, tái cơ cấu ngành công nghiệp theo hướng hiện đại; Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực công nghiệp có kỹ năng, có kỷ luật, có năng lực sáng tạo; Ưu tiên phát triển và chuyển giao công nghệ đối với các ngành, các lĩnh vực có lợi thế cạnh tranh và công nghệ hiện đại, tiên tiến ở một số lĩnh vực chế biến nông, lâm, thủy sản, điện tử, viễn thông, năng lượng mới và tái tạo, cơ khí chế tạo và hóa dược; Điều chỉnh phân bố không gian công nghiệp hợp lý nhằm phát huy sức mạnh liên kết giữa các ngành, vùng, địa phương để tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Trong Chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 Chính phủ đã xác định 3 nhóm ngành công nghiệp lựa chọn ưu tiên phát triển, gồm: Công nghiệp chế biến chế tạo, Ngành Điện tử và viễn thông, Năng lượng mới và năng lượng tái tạo. Đồng thời Chiến lược cũng định hướng quy hoạch không gian theo các cùng lãnh thổ sẽ bao gồm vùng công nghiệp lõi và vùng công nghiệp đệm, trong đó các địa phương thuộc vùng lõi  gồm 4 vùng kinh tế trọng điểm và 5 khu kinh tế biển được ưu tiên phát triển.Vùng Đông Nam bộ (trong đó có vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam), phát triển các ngành công nghiệp cơ khí, dầu khí và các chế phẩm hóa dầu, hóa chất, công nghiệp điện tử, công nghiệp công nghệ cao; nghiên cứu phát triển công nghiệp phụ trợ.

Theo Quy hoạch vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam đến 2020, định hướng 2030 được Thủ tướng Chính Phủ phê duyệt tại Quyết định số 252/QĐ-TT ngày 13.2.2014 đã xác định Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của cả nước; là vùng duy nhất hiện nay hội tụ đủ các điều kiện và lợi thế để phát triển công nghiệp, dịch vụ, đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH); đặc biệt phát triển công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp điện tử, tin học, công nghiệp dầu khí và sản phẩm hóa dầu; phát triển dịch vụ cao cấp, dịch vụ du lịch, dịch vụ viễn thông, tài chính, ngân hàng.

Đồng bằng sông Cửu Long hiện là vựa lúa của cả nước; nông nghiệp, thủy sản là những ngành nghề chính, nhưng hiện nay tỷ lệ sinh viên theo học những ngành nông, lâm, thủy sản trong các trường đại học trong vùng lại quá thấp.

III. DỰ BÁO NHU CẦU NHÂN LỰC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2017 - 2020 ĐẾN 2025

Trong giai đoạn 2017 - 2020 đến năm 2025, nhu cầu nhân lực tại thành phố Hồ Chí Minh dự báo bình quân mỗi năm có khoảng 270.000 - 280.000 chỗ làm việc (130.000 chỗ làm việc mới). Trong đó nhu cầu nhân lực qua đào tạo chiếm 85%, nhu cầu nhân lực có trình độ trung cấp chiếm tỉ lệ cao nhất 33%, sơ cấp nghề và công nhân kỹ thuật chiếm 18%, trình độ cao đẳng chiếm 15%, trình độ đại học chiếm 17%, trên đại học chiếm 2%.

Trong tổng nhu cầu nhân lực, khu vực Dịch vụ chiếm tỷ trọng cao nhất 67%, khu vực Công nghiệp – Xây dựng chiếm tỷ trọng 31%, khu vực Nông nghiệp chiếm tỷ trọng 2%; khu vực kinh tế Nhà nước chiếm tỷ trọng 5% khu vực kinh tế Ngoài nhà nước chiếm tỷ trọng 70%, khu vực kinh tế Có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 25%.

Trong tổng nhu cầu nhân lực, 04 nhóm ngành công nghiệp trọng yếu chiếm tỷ trọng 17%, 09 nhóm ngành kinh tế dịch vụ chiếm tỷ trọng 42%, các ngành nghề khác chiếm tỷ trọng 41%.

Trong tổng nhu cầu nhân lực qua đào tạo, nhóm ngành nghề Kỹ thuật công nghệ chiếm tỷ trọng 35%, nhóm ngành Kinh tế - Tài chính – Ngân hàng – Pháp luật – Hành chính chiếm tỷ trọng 33%, nhóm ngành khoa học tự nhiên chiếm tỷ trọng 7%, các nhóm ngành khác chiếm tỷ trọng 3-5%.

Bảng 1: Nhu cầu nhân lực phân theo ngành kinh tế tại TP. Hồ Chí Minh giai đoạn 2017 – 2020 đến năm 2025

STT

Ngành kinh tế

Tỉ lệ ngành nghề so với tổng số việc làm (%)

Số chỗ làm việc

(Người/ năm)

1

Nông nghiệp

2

5.400

2

Công nghiệp - Xây dựng

31

83.700

3

Dịch vụ

67

180.900

Tổng nhu cầu nhân lực bình quân hàng năm

100

270.000

Nguồn: Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP. Hồ Chí Minh

Bảng 2: Nhu cầu nhân lực phân theo loại hình kinh tế tại TP. Hồ Chí Minh giai đoạn 2017 – 2020 đến năm 2025

STT

Loại hình

Tỉ lệ ngành nghề so với tổng số việc làm (%)

Số chỗ làm việc

(Người/năm)

1

Nhà nước

5

13.500

2

Ngoài nhà nước

70

189.000

3

Có vốn đầu tư nước ngoài

25

67.500

Tổng nhu cầu nhân lực bình quân hàng năm

100

270.000

Nguồn: Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP. Hồ Chí Minh

Bảng 3: Nhu cầu nhân lực 04 nhóm ngành công nghiệp trọng yếu tại TP. Hồ Chí Minh giai đoạn 2017 – 2020 đến năm 2025

STT

Ngành nghề

Tỉ lệ ngành nghề so với tổng số việc làm (%)

Số chỗ làm việc 
(Người/ năm)

1

Cơ khí

3

8.100

2

Điện tử - Công nghệ thông tin

6

16.200

3

Chế biến lương thực thực phẩm

4

10.800

4

Hóa chất – Nhựa cao su

4

10.800

Tổng nhu cầu nhân lực 04 ngành công nghiệp trọng yếu hàng năm

17

45.900

Nguồn: Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP. Hồ Chí Minh

>> xem tiếp trang 2

 


 
Điểm tin
Top