Vượt qua giai đoạn “đóng băng”, Tài chính Ngân hàng vẫn là một trong những ngành có tốc độ tăng trưởng hàng đầu tại Việt Nam trong những năm gần đây. Bằng chứng là năm 2017, lợi nhuận trước thuế của các ngân hàng như Vietcombank đạt hơn 11.000 tỷ đồng, VietinBank là hơn 9.200 tỷ đồng, BIDV đạt lợi nhuận hơn 8.800, . . . và mục tiêu của họ trong năm 2018 còn cao hơn nữa.
Như vậy, cùng với những dấu hiệu phục hồi của nền kinh tế chung, việc Việt Nam gia nhập AEC, TPP… càng làm cho lĩnh vực tài chính ngân hàng cần nguồn nhân lực chất lượng cao hơn bao giờ hết và dự báo cánh cửa nghề nghiệp của nhân lực ngành Tài chính - Ngân hàng sẽ càng thêm rộng mở.
Sinh viên ngành Tài chính Ngân hàng trường Cao đẳng Miền Nam
Ngành Tài chính ngân hàng là một trong những ngành là thế mạnh đào tạo của trường Cao đẳng Miền Nam trong 10 năm qua. Sinh viên theo học ngành này tại trường ngoài kiến thức chuyên môn còn được trang bị kỹ năng mềm, kỹ năng nghề giúp các bạn thích ứng nhanh với môi trường làm việc thực tế doanh nghiệp trong giai đoạn hội nhập phát triển.
1. Học Tài chính ngân hàng - Cơ hội nghề nghiệp vẫn luôn rộng mở cho sinh viên
Năm 2017 được coi là năm kỳ tích của nền kinh tế Việt Nam. Ngoạn mục, vượt kế hoạch, kỷ lục… là những cụm từ được dành để miêu tả bức tranh kinh tế 2017: 13 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội Quốc hội giao đều đạt và vượt kế hoạch; mức tăng trưởng kinh tế đạt 6,81%, vượt mục tiêu 6,7% Quốc hội giao - mức tăng GDP cao nhất trong 6 năm qua; Lạm phát cán đích 3,53%, thấp hơn kế hoạch đưa ra là 4%...
Việc cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh đã tạo thuận lợi hơn cho 126.859 doanh nghiệp thành lập mới, gia nhập thị trường và tham gia vào quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), năm 2017, cả nước có 126.859 doanh nghiệp thành lập mới, với tổng số vốn đăng ký 1.295,9 nghìn tỷ đồng, tăng 15,2% về số doanh nghiệp và 45,4% về số vốn đăng ký so với năm 2016. Số lượng doanh nghiệp thành lập mới năm 2017 được đánh giá là cao nhất từ trước đến nay, vượt cả con số kỷ lục là 110 nghìn doanh nghiệp vào năm 2016.
Xu hướng hội nhập cũng là một cú hích mạnh mẽ với ngành TCNH ở nước ta. Các thỏa thuận tự do chuyển dịch vốn đầu tư và môi trường kinh tế năng động, ít rủi ro của Việt Nam thu hút ngày càng nhiều ngân hàng quốc tế đầu tư như: HSBC, CitiBank, Hong Leong Bank, ANZ, Standard Chartered... Sự phát triển với tốc độ nhanh của các ngân hàng trong và ngoài nước trong những năm qua đã và đang tạo ra hàng ngàn cơ hội việc làm cho nhiều bạn trẻ, dự báo cánh cửa nghề nghiệp của nhân lực ngành TCNH sẽ càng thêm rộng mở.
2. Ngành Tài chính trang bị cho bạn những gì? Ra Trường làm việc ở đâu
Ngành Tài chính ngân hàng trang bị cho bạn những gì?
Như các bạn đã biết năm 2008 khủng hoảng tài chính từ một vài quốc gia đã lang rộng toàn cầu và làm cho kinh tế thế giới lâm vào khủng hoảng. Như vậy, hệ thống Tài chính ngân hàng là một trong những yếu tố quan trọng bậc nhất tác động đến tăng trưởng và phát tiển kinh tế, để hiểu rõ sinh vấn đề này viên được nhà trường trang bị cho kiến thức như: kinh tế quốc tế, tài chính quốc tế, thị trường tài chính quốc tế, . . . Khủng hoảng nợ công gần đây nhất tại Hy Lạp năm 2015 các ngân hàng nước này buộc phải đóng cửa, chính phủ bị vỡ nợ, vì sao? Để hiểu được vấn đề này các em sẽ được trang bị kiến thức như: tài chính công, thị trường tài chính, thanh toán quốc tế, rủi ro tài chính, . . .
Gần đây nhất cuối tháng 07/2015 thị trường chứng khoán Trung Quốc bị chao đảo chính phủ Trung Quốc phải bơm tiền vào thị trường này, đồng thời tại Mỹ chỉ số Dow Jones đỏ rực liền sáu phiên khi cổ phiếu truyền thông tiếp tục rớt thảm.
Tại sao như vậy? Để hiểu được điều này các em sẽ được trang bị kiến thức từ môn: thị trường chứng khoán, phân tích đầu tư tài chính, phân tích đầu tư chứng khoán, . . . Bên cạnh đó để biết được tình hình tài chính các doanh nghiệp các em sẽ được học các môn Tài chính doanh nghiệp, phân tích báo cáo tài chính, phân tích hoạt động kinh doanh, . . . kỹ năng như nghiệp vụ ngân hàng thương mai, kỹ năng thẩm định tài tín dụng, thẩm định dự án đầu tư, thực hiện nghiệp vụ trên các phầm mềm ngân hàng…
Học tại Trường Cao đẳng Miền Nam ở Tp.HCM, ngoài các kiến thức chuyên môn các em còn được rèn luyện kỹ năng mềm, kỹ năng nghề, đồng thời trường còn có Trung tâm hỗ trợ học sinh sinh viên – hợp tác doanh nghiệp với rất nhiều thầy cô có tâm huyết, các nhà mạnh thường quân cùng chia sẻ với những bạn có gia cảnh khó khăn, hỗ trợ các bạn vì tinh thần hiếu học, thực tập và hỗ trợ cả việc làm khi ra trường. Trung tâm thường xuyên tổ chức giao lưu với các doanh nhân thành đạt, chuyên gia trong lĩnh vực Tài chính ngân hàng.
Học Tài chính ngân hàng bạn có thể làm gì? làm ở đâu?
Vẫn còn không ít thí sinh hiểu rằng học ngành Tài chính ngân hàng ra trường chỉ làm về ngân hàng. Thực tế, sau khi tốt nghiệp bạn có thể đảm nhận các vị trí công việc quan trọng như:
- Chuyên viên tín dụng và thẩm định tín dụng ngân hàng, Giao dịch viên, Ngân quỹ, Chuyên viên kế toán, kiểm toán nội bộ ngân hàng thương mại, Chuyên viên phòng thanh toán quốc tế, Nhân viên kinh doanh ngoại tệ...
- Chuyên viên phòng kế hoạch tài chính, Chuyên viên quản trị tài sản và nguồn vốn doanh nghiệp, Chuyên viên kế toán doanh nghiệp, Chuyên viên phân tích tài chính doanh nghiệp...
- Chuyên viên định giá tài sản
- Chuyên viên mua bán, sáp nhập doanh nghiệp
- Chuyên viên tư vấn đầu tư, môi giới chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán
- Chuyên viên các quỹ đầu tư
- Chuyên viên kinh doanh bảo hiểm...
Học ngành Tài chính ngân hàng bạn có thể làm việc ở đâu?
Với những vị trí nghề nghiệp hấp dẫn trên, sinh viên tốt nghiệp ngành TCNH có thể dự tuyển vào vị trí ở các cơ quan khác nhau như:
- Ngân hàng thương mại; Ngân hàng nhà nước; Các Quỹ tín dụng nhân dân; Ngân hàng chính sách xã hội; Ngân hàng Phát triển
- Các công ty Tài chính, công ty cho thuê tài chính
- Các công ty chứng khoán, Quỹ đầu tư
- Các công ty Định giá và thẩm định giá
- Các công ty bảo hiểm
- Cục thuế, hải quan
- Tất cả các loại hình doanh nghiệp khác gồm các tập đoàn lớn, các công ty cổ phần, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn...
Như vậy lựa chọn việc làm đối với cử nhân ngành TCNH rất đa dạng và xu hướng hội nhập quốc tế mạnh mẽ đã mở ra cho lĩnh vực này nhiều triển vọng đáng kể. Trong bối cảnh đó, ngoại ngữ trở thành yếu tố bắt buộc để sinh viên TCNH có thể bắt kịp đà phát triển chung ở trong nước và thế giới. Chính bối cảnh này đã tạo nên “cơn khát” nhân lực chất lượng có đầy đủ kỹ năng hội nhập, công nghệ thông tin, giao tiếp, làm việc nhóm, thuyết trình và phản biện... Trong đó, kỹ năng mềm và khả năng Tiếng Anh - Tin học được coi là một yêu cầu sống còn, và bạn hãy tự tin về những yếu tố này khi chọn học Tài chính Ngân hàng tại Trường Cao đẳng Miền Nam.
Ban truyền thông CMN
- Tuyển sinh ngành Tài chính ngân hàng tại Trường Cao đẳng Miền Nam, TP.HCM
- Tuyển sinh ngành Kế toán [2020] tại Trường Cao đẳng Miền Nam, TP.HCM
- Ngành kế toán - ngành học chưa bao giờ hết "HOT" về nhu cầu nhân lực
- Ngành kế toán với những bài thơ tình đậm chất kế toán
- Ngành Kế toán thi và xét tuyển môn nào? Lấy bao nhiêu điểm?