DỰ BÁO NHU CẦU NHÂN LỰC - THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG NĂM 2016
30/12/2015

Căn cứ vào định hướng phát triển kinh tế xã hội của thành phố 2016-2020, tổng hợp khảo sát nhu cầu nhân lực của các doanh nghiệp và ứng dụng các phương pháp phân tích dự báo nhu cầu nhân lực; dự kiến năm 2016 toàn thành phố có nhu cầu 270.000 chỗ làm việc, trong đó có khoảng 130.000 chỗ làm việc mới. Nhu cầu tuyển dụng tập trung ở những ngành nghề như: Công nghệ thông tin, Cơ khí, Vận tải – Kho bãi xuất nhập khẩu, Dệt May – Giày da, Dịch vụ du lịch – Nhà hàng khách sạn, Tài chính – Tín dụng – Ngân hàng, Y tế - chăm sóc sức khỏe, Giáo dục đào tạo, Biên phiên dịch…


  1.  Nhu cầu nhân lực của các ngành năm 2016:


Bảng 11: Nhân lực phân theo khu vực kinh tế năm 2016

Tổng

Đơn vị

2016

Người

4.128.749

Nông, lâm, ngư nghiệp

Người

91.245

%

2,21

Công nghiệp & xây dựng

Người

1.355.881

%

32,84

Dịch vụ

Người

2.681.623

%

64,95

 


Bảng 12: Nhu cầu nhân lực 4 ngành công nghiệp trọng yếu trên địa bàn TPHCM năm 2016

STT

Ngành nghề

Tỉ lệ  (%)

1

Cơ khí

2,98

2

Điện tử - Công nghệ thông tin

7,27

3

Chế biến lương thực thực phẩm

1,46

4

Hóa chất – Nhựa cao su

1,38



Bảng 13: Nhu cầu nhân lực 9 ngành kinh tế dịch vụ trên địa bàn TPHCM năm 2016

STT

Ngành nghề

Tỉ lệ (%)

1

Tài chính – Tín dụng – Ngân hàng – Bảo hiểm

5,62

2

Giáo dục – Đào tạo

1,23

3

Du lịch

4,02

4

Y tế

1,94

5

Kinh doanh tài sản – Bất động sản

2,77

6

Dịch vụ tư vấn, khoa học – công nghệ, nghiên cứu và triển khai

3,31

7

Thương mại

21,00

8

Dịch vụ vận tải – Kho bãi – Dịch vụ cảng

3,33

9

Dịch vụ bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin

1,53

 


Bảng 14: Nhu cầu nhân lực các ngành nghề khác thu hút nhiều lao động trên địa bàn TPHCM năm 2016

STT

Ngành nghề

Tỉ lệ (%)

1

Truyền thông - Quảng cáo - Marketing

6,22

2

Dịch vụ phục vụ

16,93

3

Dệt may - Giày da - Thủ công mỹ nghệ

5,75

4

Quản lý - Hành chính - Nhân sự

6,26

5

Kiến trúc - Xây dựng - Môi trường

1,78

6

Công nghệ - Nông lâm

1,29

7

Khoa học - Xã hội - Nhân văn

1,28

8

Ngành nghề khác

2,99

 

Tổng nhu cầu tuyển dụng năm 2016:270.000 chỗ làm việc trống.


  2.    Nhu cầu nhân lực theo trình độ chuyên môn năm 2016


Bảng 15: Xu hướng nhu cầu nhân lực theo trình độ chuyên môn năm 2016

STT

Trình Độ

Cơ cấu nhu cầu (%)

1

Lao động chưa qua đào tạo

27

2

Sơ cấp nghề

6,5

3

Công nhân kỹ thuật lành nghề

9,0

4

Trung cấp (CN-TCN)

22,5

5

Cao đẳng (CN-CĐN)

16,5

6

Đại học

17,5

7

Trên đại học

0,78

 


  3.  Xu hướng phát triển thị trường lao động năm 2016:


    Việt Nam hội nhập sâu, rộng vào kinh tế toàn cầu với việc tham gia Hiệp định đối tác chiến lược kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP), Cộng đồng ASEAN, ký kết và thực hiện các hiệp định thương mại tự do (FTA), thực hiện lộ trình cam kết WTO, AFTA… Kinh tế xã hội thành phố phát triển, thị trường lao động bước đầu hình thành dịch chuyển tự do mở ra nhiều cơ hội việc làm. Thị trường lao động thành phố năm 2016 phát triển theo xu hướng lao động đã qua đào tạo có nghề chuyên môn yêu cầu về chất lượng, năng suất lao động, trình độ lao động phục vụ cho việc mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư nước ngoài, xuất khẩu lao động… Nhu cầu nhân lực tại thành phố Hồ Chí Minh năm 2016 là 270.000 chỗ làm việc (Quý 1: 65.000, quý 2: 70.000, quý 3: 70.000, quý 4: 65.000) theo xu hướng như sau:


    -  Quý I/2016: nhu cầu nhân lực trong các ngành nghề Marketing, bán hàng, tiếp thị - trưng bày sản phẩm, Dịch vụ du lịch, Nhà hàng – Khách sạn, nghiên cứu thị trường, Người dẫn chương trình, Xây dựng, Sửa chữa điện, Cơ khí, Dịch vụ giúp việc nhà, giao hàng, nhân viên bảo vệ, PG, đóng gói sản phẩm, nhân viên phục vụ tại các khu vui chơi giải trí…sẽ tăng cao trong tháng 01/2016 và tháng 2/2016. Tháng 3 xu hướng nhu cầu tuyển dụng gia tăng lao động lành nghề cho các ngành sản xuất, chế biến như Dệt may – Giày da, Chế biến thực phẩm, Vận tải – Kho bãi – Xuất nhập khẩu, Nhựa – Bao bì, Xây dựng, …Trong quý I/2016 nhu cầu khoảng 65.000 chỗ làm việc trống, trong đó 30% nhu cầu lao động phổ thông. Dự kiến mức thiếu hụt lao động sau Tết Nguyên đán 2016 bình quân từ 3,5% đến 4%.


    -  Quý II/2016 và quý III/2016: tình hình kinh tế thành phố dự báo tiếp tục phát triển theo xu hướng hội nhập – ổn định sản xuất kinh doanh, thị trường tuyển dụng lao động có sự gia tăng theo xu hướng nhân lực chất lượng cao. Nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp tăng so quý I/2016, dự kiến nhu cầu tuyển dụng của quý II/2016 khoảng 70.000 chỗ làm việc và quý III/2016 khoảng 70.000 chỗ làm việc trống. Tập trung thu hút lao động ở một số ngành nghề như: Công nghệ thông tin, Dệt may - Giày da, Vận tải – Kho bãi – Xuất nhập khẩu, Kinh doanh tài sản – Bất động sản, Tài chính – Tín dụng – Ngân hàng, Marketing - Kinh doanh – Bán hàng, Cơ khí, Kiến trúc – kỹ thuật công trình xây dựng, Công nghệ ô tô – xe máy, Nông – lâm nghiệp – thủy sản, Quản lý nhân sự, Kế toán kiểm toán, Hóa – Hóa chất, Dịch vụ - Phục vụ, Điện – Điện tử, …


    -  Quý IV/2016: nhu cầu khoảng 65.000 chỗ làm việc trống, việc tuyển dụng nhân sự chú trọng chất lượng, trình độ, nhu cầu tuyển dụng lao động phổ thông chiếm 28%. Nhu cầu tuyển dụng nhân lực tập trung ở các nhóm ngành nghề như: Dệt may - Giày da, Công nghệ thực phẩm, Công nghệ thông tin, Dịch vụ - Phục vụ, Bán hàng, Nhân viên kinh doanh…


    Nguồn nhân lực trong thời kỳ hội nhập cần quan tâm là trình độ kỹ năng nghề được công nhận giữa các nước AEC làm cơ sở cho việc dịch chuyển lao động giữa các quốc gia trong khu vực cũng như thế giới. Đó chính là vấn đề thách thức của nguồn nhân lực Việt Nam đặc biệt đối với thành phố Hồ Chí Minh, địa phương có nguồn nhân lực đa dạng về ngành nghề và trình độ chuyên môn. Hội nhập sẽ mở ra nhiều cơ hội việc làm với nhiều yêu cầu cao hơn đối với người lao động, với tiêu chí tuyển dụng cao hơn đòi hỏi nguồn nhân lực ngoài kiến thức chuyên môn phải có kiến thức ngoại ngữ, khả năng tư duy sáng tạo, kỹ năng giao tiếp – làm việc nhóm và tác phong công nghiệp (kỷ luật và trách nhiệm).

Theo http://dubaonhanluchcmc.gov.vn/


 
Điểm tin
Top