Ngành Quản trị khách sạn: Mục tiêu, chương trình đào tạo, kế hoạch đào tạo và vị trí việc làm sau tốt nghiệp
26/05/2025

1. Mục tiêu đào tạo ngành Quản trị khách sạn tại Cao đẳng Miền Nam

1.1. Mục tiêu chung:

- Chương trình đào tạo Cử nhân Cao đẳng Quản trị khách sạn được xây dựng và triển khai nhằm mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực có phẩm chất, kiến thức, kỹ năng tư duy và thực hành nghề nghiệp trong lĩnh vực Quản trị và nghiệp vụ khách sạn, cụ thể là có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp; có kiến thức nghề nghiệp vững chắc và có sức khỏe tốt để phục vụ cho nguồn nhân lực ngành du lịch.

- Chương trình Quản trị khách sạn đáp ứng được mục tiêu giáo dục như sau:

+ Sinh viên sau khi tốt nghiệp vận dụng những kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ từ cấp độ nhân viên đến cấp quản lý sẽ đảm trách các vị trí chuyên viên, giám sát viên, trưởng ca, trưởng bộ phận, … trong các doanh nghiệp kinh doanh nhà hàng, khách sạn, khu du lịch, bui chơi giải trí.

+ Sinh viên nhận thức tốt về giá trị nghề nghiệp và có niềm đam mê công việc để tự hoàn thiện bản thân và tìm kiếm những bậc đào tạo cao hơn.

+ Sinh viên tăng cường các kỹ năng giao tiếp nghể nghiệp để tạo hình ảnh tốt trước du khách đến từ các quốc gia tạo ấn tượng tốt đẹp về con người Việt Nam trước du khách quốc tế.

+ Sinh viên thành thạo tin học văn phòng và sử dụng được tiếng Anh trong các hoạt động của ngành khách sạn.

1.2. Mục tiêu cụ thể:

a) Về kiến thức:

- Nhận biết, phân biệt, phân tích và tổng hợp các khái niệm chính yếu về du lịch lữ hành, nhà hàng khách sạn và các khu du lịch, điểm vui chơi giải trí thuộc đẳng cấp từ 3 đến – 5 sao chuẩn quốc tế để phục vụ tốt cho du khách đa văn hóa.

- Hiểu và vận dụng tốt kiến thức về Luật du lịch và các văn bản luật để thực thi tốt các công việc phục vụ khách theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam.

- Nhận biết và vận dụng thành thạo những kiến thức tổng quan về nghề nghiệp, những kiến thức chuyên môn nghiệp vụ của ngành nhà hàng và dịch vụ ăn uống như: nghiệp vụ nhà hàng; quản trị nhà hàng; nghiệp vụ pha chế; quản lý quầy bar theo chuẩn nghề du lịch VN VTOS (VTOS - Vietnam Tourism Occupational Skills Standards).

- Thực hiện tốt các công việc ở cấp độ giám sát, trưởng ca, trưởng nhóm, trưởng bộ phận ở nhà hàng, khu vui chơi giải trí, khách sạn.

- Nhận biết rõ từng loại tâm lý du khách để từ đó có cách ứng xử phù hợp với du khách trong và ngoài nước.

- Giao tiếp được với khách quốc tế bằng tiếng Anh chuyên ngành trong lĩnh vực khách sạn, nhà hàng.

- Mô tả được vị trí, vai trò của khách sạn trong ngành du lịch và đặc trưng của hoạt động khách sạn, tác động của nó về mặt kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường.

- Trình bày được cơ cấu tổ chức, vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận trong khách sạn; mối quan hệ giữa các bộ phận trong khách sạn và đề xuất được các biện pháp nâng cao chất lượng dịch vụ khách sạn.

- Mô tả được các quy trình nghiệp vụ cơ bản của khách sạn: nghiệp vụ lễ tân, nghiệp vụ buồng, nghiệp vụ nhà hàng, …

- Liệt kê được các loại trang thiết bị, dụng cụ chủ yếu tại khách sạn và công dụng của chúng.

- Trình bày được nguyên lý, quá trình quản trị nói chung, quản trị con người, tài sản, tài chính, quản trị marketing khách sạn nói riêng.

- Trình bày được tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ khách sạn và cách thức đánh giá chất lượng.

- Mô tả được quy trình lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, giám sát, kiểm tra và đánh giá kết quả công việc tại các bộ phận của khách sạn.

- Trình bày các nguyên tắc bảo đảm an ninh, an toàn, giải thích được lý do phải tuân thủ các quy định về an ninh, an toàn trong khách sạn để nhận diện được nguy cơ và biện pháp phòng ngừa.

- Xây dựng được tính tự tin trong xử lý công việc.

b) Về kỹ năng:

- Giao tiếp tốt với khách hàng bằng tiếng Việt và tiếng Anh, phủ hợp với yêu cầu phục vụ khách tại bộ phận lễ tân, buồng, nhà hàng hoặc khu vực hội nghị; chăm sóc khách hàng và giải quyết phàn nàn của khách hàng hiệu quả.

- Sử dụng đúng, an toàn các loại trang thiết bị khách sạn.

- Thực hiện đúng quy trình phục vụ khách hàng tại các vị trí công việc của bộ phận lễ tân, buồng, nhà hàng hoặc khu vực hội nghị, hội thảo theo tiêu chuẩn của sạn.

- Chủ trì hoặc tham gia xây dựng được một số kế hoạch của các bộ phận như: kế hoạch marketing, kế hoạch nhân sự, kế hoạch mua sắm trang thiết bị, dụng cụ, kế hoạch tổ chức hội nghị, hội thảo hoặc sự kiện.

- Làm được các loại báo cáo, soạn thảo được các văn bản đối nội, hợp đồng thông dụng của khách sạn.

- Quản lý thời gian làm việc hiệu quả.

- Phân tích, đánh giá được kết quả hoạt động kinh doanh của các bộ phận lưu trú, ăn uống, hội nghị, hội thảo và phát hiện ra được các nguyên nhân và đề xuất được các giải pháp nhằm nâng cao kết quả hiệu quả kinh doanh.

- Hình thành được các nhóm làm việc và điều hành điều hoạt động của nhóm.

c) Về thái độ:

- Có phẩm chất đạo đức tốt; hiểu biết, sống và làm việc theo pháp luật; có ý thức và trách nhiệm công dân; luôn tự rèn luyện nâng cao phẩm chất chính trị.

- Có nhận thức đúng đắn về các giá trị của đạo đức kinh doanh và giá trị nghề nghiệp; có ý thức kỷ luật, tôn trọng và tuân thủ những nội quy, quy định về đạo đức nghề nghiệp trong lĩnh vực quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống; có ý thức bảo mật thông tin khách hàng và doanh nghiệp; có tinh thần và tác phong phục vụ chuyên nghiệp đối với khách hàng; có tinh thần hợp tác và giúp đỡ đồng nghiệp.

- Có tinh thần cầu tiến; có khả năng tự học tập, nghiên cứu để nâng cao trình độ và năng lực chuyên môn nhằm đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao của nghề nghiệp.

2. Chương trình đào tạo, kế hoạch đào tạo Ngành Quản trị khách sạn

NGÀNH: QUẢN TRỊ KHÁCH SẠN
TT TÊN HỌC PHẦN Loại HP TC/ ĐVHT TIẾT LÝ THUYẾT TH-TT-ĐAMH Ghi chú
TC/ ĐVHT TIẾT TC/ ĐVHT TIẾT
  HỌC KỲ 1                
1 Giáo dục thể chất GDTC 2 60     2 60  
2 Giáo dục quốc phòng GDQP 2 90     2 90  
3 Chính trị 1 ĐC 2 30 2 30      
4 Anh văn 1 ĐC 3 45 3 45      
5 Tin học căn bản ĐC 3 75 1 15 2 60  
6 Cơ sở văn hóa Việt Nam CN 2 30 2 30      
7 Nhập môn quản trị khách sạn - nhà hàng  CN 2 30 2 30      
  Tổng    16 360 10 150 6 210  
  HỌC KỲ 2                
1 Chính trị 2 ĐC 3 45 3 45      
2 Pháp luật đại cương ĐC 2 30 2 30      
3 Giao tiếp, ứng xử trong du lịch  CN 2 30 2 30      
4 Tổng quan du lịch  CN 2 30 2 30      
5 Anh văn 2 ĐC 3 45 3 45      
6 Thực tập nhận thức CN 2 90     2 90  
7 Nghiệp vụ buồng khách sạn CN 3 90     3 90  
8 Tâm lý du khách  CN 2 30 2 30      
  Tổng    19 390 14 210 5 180  
  HỌC KỲ 3                
1 Nghiệp vụ lễ tân CN 3 90     3 90  
2 Nghiệp vụ nhà hàng CN 3 90     3 90  
3 Quản trị chất lượng dịch vụ du lịch CN 3 45 3 45      
4 Quản trị bộ phận buồng phòng CN 3 60 2 30 1 30  
5 Anh văn 3 ĐC 3 45 3 45      
6  Anh văn chuyên ngành du lịch 1 CN 2 30 2 30      
  Chọn 1 học phần                
7 Kỹ năng bổ trợ ngành khách san - nhà hàng CN 2 30 2 30      
Quan hệ công chúng CN  
Quản trị học  CN  
  Tổng    19 390 12 180 7 210  
  HỌC KỲ 4                
1 Marketing du lịch CN 3 45 3 45      
2 Quản trị nguồn nhân lực du lịch CN 2 30 2 30      
3 Quản trị khối ẩm thực CN 3 60 2 30 1 30  
4 Quản trị khu nghỉ dưỡng CN 2 45 1 15 1 30  
5 Quản trị tiền sảnh CN 3 45 3 45      
6  Anh văn chuyên ngành du lịch 2 CN 2 30 2 30      
  Chọn 1 học phần                
7 Bán hàng và dịch vụ khách hàng ngành du lịch  CN 2 30 2 30      
Kỹ thuật và an ninh khách sạn - nhà hàng  CN      
Kinh tế du lịch (thay cho KT vi mô) CN      
  Tổng    17 285 15 225 2 60  
  HỌC KỲ 5                
1  Anh văn chuyên ngành du lịch 3 CN 2 30 2 30      
  Chọn 1 học phần                
2 Dịch vụ lưu trú homestay  CN 2 30 2 30      
Ẩm thực du lịch CN  
Thanh toán quốc tế trong du lịch CN  
3 Thực tập nghiệp vụ CN 3 135     3 135  
4 Thực tập tốt nghiệp TN 5 300     5 300  
5 Khóa luận tốt nghiệp KL 5 225     5 225  
Học phần thay thế (Sinh viên không làm khóa luận tốt nghiệp buộc phải học 2 học phần sau):         
5.1 Tổ chức sự kiện CN 3 45 3 45      
5.2 Du lịch có trách nhiệm CN 2 30 2 30      
  Tổng    17 720 4 60 13 660  

3. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp Ngành Quản trị khách sạn

Sau khi tốt nghiệp ngành Quản trị khách sạn, bạn có thể làm việc ở nhiều vị trí khác nhau như:
  • Nhân viên lễ tân (Receptionist)

  • Nhân viên đặt phòng (Reservation Staff)

  • Nhân viên chăm sóc khách hàng (Customer Service)

  • Nhân viên phục vụ tiền sảnh (Concierge / Bellman)

  • Nhân viên buồng phòng (Housekeeping)

  • Nhân viên phục vụ nhà hàng – tiệc (F&B Service Staff)

  • Nhân viên pha chế (Bartender / Barista)

  • Nhân viên phụ trách sự kiện, hội nghị tại khách sạn (MICE Staff)

  • Nhân viên kinh doanh khách sạn (Sales Executive)

  • Nhân viên truyền thông – marketing khách sạn

  • Nhân viên quản lý chất lượng dịch vụ (Service Quality Supervisor)

  • Nhân viên nhân sự / đào tạo trong khách sạn

  • Trợ lý quản lý khách sạn (Assistant Manager)


 
Thông báo mới
Điểm tin
Top